Không phải ai cũng biết cách làm sạch nồi nấu chậm như lúc mới mua. Vậy hãy cùng Aaa Jeans tìm hiểu rõ hơn về 3 cách vệ sinh nồi nấu chậm sao cho đúng cách, an toàn và sạch như mới nhé!

Nồi nấu chậm thường có 3 phần: nồi nấu bên ngoài, phần lõi nồi bên trong và nắp (vung) nồi. Lõi nồi bên trong là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và có khả năng bị dơ, bám bẩn nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh nồi nấu chậm như thế nào là đúng cách? Hãy để Aaa Jeans hướng dẫn cho bạn 3 cách làm sạch nồi như sau:

1.Sử dụng các dung dịch tẩy rửa

Vệ sinh nồi nấu chậm bằng dung dịch tẩy rửa với các bước làm như sau:

Bước 1: Chọn mua sản phẩm phù hợp.

Trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa với nhiều thương hiệu và thành phần khác nhau, bạn hãy ưu tiên chọn dung dịch tẩy rửa dành cho lò nướng, vỉ nướng hay nói chung có thể dành cho đồ gia dụng điện tử.

  • Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và xem xét dung dịch tẩy rửa đó có phù hợp với chất liệu nồi nấu chậm của bạn không nhé!
  • Nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh chọn sản phẩm có nồng độ chất mài mòn quá nhiều.

Bước 1: Chọn mua sản phẩm phù hợp.

Bước 2: Chọn nơi thông thoáng. 

Khi vệ sinh nồi bằng dung dịch tẩy rửa, bạn nên chọn vị trí ở những nơi thông thoáng, để tránh hít phải mùi khó chịu từ chất tẩy rửa, lành ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Bạn có thể chọn việc ngồi ngoài trời, hoặc chọn bất kì vị trí nào trong nhà miễn gần cửa sổ, cửa thông gió, những nơi có gió thổi là được.

Bước 2: Chọn nơi thông thoáng.

Bước 3: Vệ sinh phần nồi nấu bên ngoài.

Bạn lấy ra phần lõi nồi (sẽ vệ sinh riêng), để tiến hành vệ sinh phần vỏ nồi bên ngoài trước. Bạn phun dung dịch tẩy vào phần dưới đáy nồi một lượng vừa phải.

Lưu ý:

  • Hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, để biết được thời gian cho dung dịch ngấm trên bề mặt chất liệu cần làm sạch.
  • Đối với vết bẩn cứng đầu, bám lâu ngày, bạn nên cân nhắc kéo thêm chút thời gian để cho dung dịch ngấm vào vết bẩn để loại bỏ dễ dàng hơn.

Bước 3: Vệ sinh phần nồi nấu bên ngoài.

Bước 4: Lau sạch.

Sau khi dung dịch ngấm vào vết bẩn với thời lượng khuyến cáo, thì bạn dùng miếng bọt biển (rửa chén bát) để lau sạch chất tẩy rửa. Trong quá trình lau chùi, bạn có thể dùng lực hơi mạnh để đẩy loại vỏ vết bẩn cứng đầu cùng với chất tẩy rửa.

  • Nếu như vết bẩn vẫn còn và bạn muốn loại bỏ chúng hoàn toàn, thì hãy phun chất tẩy rửa lần nữa, đợi dung dịch ngấm và tiến hành lau chùi, cho đến khi bạn hài lòng thì thôi!

Cuối cùng, bạn dùng khăn khô để lau sạch bề mặt dưới đáy nồi cũng như toàn bộ phần vỏ nồi bên ngoài.

Lưu ý:

  • Khi bạn vệ sinh nồi nấu chậm, chỉ nên dùng miếng bọt biển, miếng vải rửa chén mềm, tránh dùng cọ nhôm vì dễ làm hỏng bề mặt chất liệu của đồ dùng.

Bước 4: Lau sạch.

2.Sử dụng dung dịch Amoniac

Ngoài việc sử dụng dung dịch tẩy rửa, bạn có thể chọn dung dịch Amoniac với các bước làm sau:

Bước 1: Đặt một bát amoniac bên trong phần vỏ nồi.

Đầu tiên, bạn lấy ra phần lõi nồi (sẽ vệ sinh riêng), rồi đặt một bát có chứa Amoniac vào bên trong phần vỏ nồi.

Lưu ý:

  • Nên cho dung dịch Amoniac vào bát trước khi đặt vào lòng nồi, tránh đặt bát vào trước rồi đổ amoniac trực tiếp vào.

Bước 1: Đặt một bát amoniac bên trong phần vỏ nồi.

Bước 2: Đậy nắp và đợi.

Bạn đậy nắp vào, để yên như vậy sau khoảng 12 – 24 tiếng, để giúp cho Amoniac có đủ thời gian để tác động lên các vết bẩn bên trong nồi.

  • Bạn nên đặt nồi ở vị trí an toàn để tránh người nhà, nhất là trẻ em không biết có thể mở nắp, làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh cũng như sức khỏe người hít phải khí Amoniac.

Bước 2: Đậy nắp và đợi 12 đến 24 tiếng

Bước 3: Lau sạch.

Sau khi chờ đủ thời gian, bạn tiến hành mở nắp, rồi lấy bát ra. Dùng khăn giấy, hoặc khăn khô sạch để lau sạch đi các vết bẩn bên ngoài lẫn bên ngoài.

  • Đối với vết bẩn cứng đầu chưa ra, bạn có thể dùng miếng bọt rửa chén thấm chút dung dịch hỗn hợp (được pha giữa baking soda + dung dịch tẩy hydro peroxide với lượng vừa đủ dùng), để tiến hành chà mạnh lên vết bẩn cứng đầu đó.

Cuối cùng, bạn lau sạch bằng khăn khô, để cho an tâm hơn bạn có thể dùng khăn ướt lau toàn bộ, rồi dùng khăn khô lau thêm một lần nữa trước khi kết thúc.

Bước 3: Lau sạch.

3.Dùng nước rửa chén và nước nóng

Sau khi vệ sinh phần vỏ nồi bên ngoài với 2 cách làm trên, bạn tiến hành dùng nước nóng và nước rửa chén để làm sạch phần lõi nồi bên trong, với cách làm sau:

Bước 1: Hãy đun nước sôi bên trong nồi nấu chậm.

Sau khi nấu ăn, bạn cần làm sạch nồi nấu chậm bằng cách đổ nước vào bên trong nồi (thay vì cho thực phẩm vào), rồi bạn điều chỉnh ở chế độ thấp nhất để nồi bắt đầu hoạt động. Việc làm này cũng là một cách để ngăn chặn các vết bẩn thực phẩm bám trên nồi sau khi nấu ăn.

Bước 1: Hãy đun nước sôi bên trong nồi nấu chậm.

Bước 2: Dùng xà phòng rửa chén và nước nóng.

Bạn lấy ra phần lõi nồi, cẩn thận kẻo bị phỏng, rồi đổ bớt nước ra. Sau đó, cho ít nước xà phòng vào bên trong lòng nồi, hoặc thêm ít nước lạnh (nếu thấy quá nóng) nhưng phải đảm bảo nước vẫn còn ở tình trạng nóng ấm. Lúc này, bạn nên đeo găng tay cao su để tiến hành dùng miếng bọt biển chà sạch nồi.

  • Hãy dùng lực nhẹ để chà rửa, vì hầu như vết bẩn bám trên phần lõi nồi không quá cứng đầu, cũng là cách để tránh làm xước bề mặt lòng nồi.

Cuối cùng là rửa sạch nồi dưới vòi nước, rồi lau bằng khăn khô để thoáng.

Bước 2: Dùng xà phòng rửa chén và nước nóng.

Bước 3: Dùng hỗn hợp tẩy rửa mạnh hơn.

Nếu dùng nước nóng và nước xà phòng không thể loại bỏ vết bẩn ở phần lõi nồi, thì bạn có thể pha dung dịch tẩy mạnh như sau: lấy ít baking soda pha vào dung dịch hydro peroxide với lượng đủ dùng. Tiếp đó, hòa tan hỗn hợp thành dung dịch đặc, rồi lấy miếng bọt biển thấm dung dịch, chà lên vết bẩn.

Lưu ý:

  • Tránh lạm dụng nhiều baking soda, vì có độ mài mòn cao cho chất liệu nồi.
  • Luôn rút phích cắm nồi nấu chậm ra khỏi ổ điện, vì sự an toàn.
  • Vệ sinh phần lõi nồi trước (cách 3), vệ sinh phần vỏ nồi sau (cách 1 và 2).

Bước 3: Dùng hỗn hợp tẩy rửa mạnh hơn.