Áo da luôn là lựa chọn được nhiều tín đồ thời trang “phát cuồng” vì sự ngầu, trẻ trung và cá tính. Áo thường được làm từ da thuộc hoặc chất liệu giả da tùy thương hiệu, giá cả. Dù là gì, bạn cũng cần có cách giặt áo da riêng để giúp giữ gìn được độ bền cũng như màu áo . Hãy cùng Aaa Jeans tìm hiểu thông tin hữu ích này qua bài viết sau đây nhé.
Nội dung
1. Lưu ý một số nguyên tắc giặt áo da quan trọng
1.1. Đọc hướng dẫn cách giặt áo da
1.2. Làm sạch bụi hoặc những vết dơ cơ bản
1.3. Làm sạch bên ngoài áo da với vết bẩn cứng đầu
1.4. Xử lý phần lớp lót áo da
2. Cách giặt áo da với từng loại chất liệu riêng biệt
2.1. Áo da lộn
2.2. Áo chất liệu da PU (giả da)
2.3. Cách giặt áo da lót lông
3. Một số bí kíp làm mới áo da
3.1. Cách giặt áo da đã mốc
3.2. Làm mới áo da bạc màu như thế nào?
Để làm sạch một chiếc áo da không hề đơn giản. Bạn cần biết cách giặt áo da và thực hiện nó một cách tỉ mỉ. Nếu không cẩn thận và không áp dụng đúng phương pháp, bạn có thể khiến chiếc áo yêu thích của mình hư hại, xuống cấp một cách đáng tiếc. Vì vậy, hãy ghi nhớ và ứng dụng đúng các nguyên tắc dưới đây nhé!
Cách giặt cho từng loại áo da khác nhau có sự khác biệt khá rõ rệt. Thông thường, những thông tin được ghi trên nhãn cổ áo sẽ là những thông tin cơ bản. Chúng giúp ta biết được phương pháp và nhiệt độ nước khi giặt sao cho phù hợp. Có rất nhiều cách khác nhau để làm sạch một chiếc áo khoác da. Chọn phương pháp giặt ủi phù hợp là việc bạn cần làm.
Thông thường, giặt máy không dùng cho áo da. Cách giặt này khiến chất liệu da bị bong tróc, bục chỉ. Bạn cũng không nên sử dụng bàn là. Nhiệt độ cao sẽ dễ khiến chiếc áo bị phồng rộp, nổ da, dẫn đến bị hư hỏng nặng.
Chất liệu da rất dễ bắt và lưu lại những vết bụi bặm do đi đường hay làm việc, hoặc những vết bẩn như bùn, đất vô tình dính lên áo. Đây đều là những vết bẩn tương đối dễ xử lý. Chỉ với một chiếc khăn sạch có độ ẩm vừa phải, bạn sẽ dùng lau nhẹ nhàng để đánh bay các vết bẩn này. Lưu ý không chà xát quá mạnh tay sẽ dẫn đến lớp da bị xước hay xỉn màu.
Đối với những vết bẩn cứng đầu, không thể dùng khăn ẩm lau sạch, bạn nên áp dụng “cách giặt áo da” khác. Hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và một lượng vừa phải xà phòng có mức độ tẩy nhẹ, đi kèm miếng bọt biển, khăn và dung dịch bảo quản da chuyên dụng.
Đầu tiên, hòa tan xà phòng vào chậu nước ấm. Sau đó bạn dùng miếng bọt biển thấm nước xà phòng, nhẹ nhàng lau sạch vết bẩn trên áo da. Lưu ý ta chỉ lau thật nhẹ tay, tránh cọ xát mạnh dễ gây xước da hoặc khiến da xỉn màu nhé. Khi hoàn tất, bạn xả sạch miếng bọt biển và lau nhẹ lần hai để làm sạch lớp xà phòng. Tiếp đó, lau khô áo bằng một tấm vải sạch và mềm, tránh áo bị ẩm ướt. Kết thúc công đoạn là việc phơi áo ở một nơi khô ráo tới khi áo khô.
Một lưu ý quan trọng cho các bà nội trợ là không sử dụng chất tẩy rửa mạnh. Nó sẽ khiến áo loang màu, mất màu, hỏng da. Bạn cũng nên để áo khô tự nhiên, không sử dụng máy sấy tránh nhiệt cao làm hỏng chất da. Khi áo đã khô hoàn toàn, bạn dùng dung dịch bảo quản da chuyên dụng một lần nữa là có thể cất tủ hoặc sử dụng.
Phần lót áo da là nơi thấm hút khá nhiều mồ hôi, bụi bặm nên khó vệ sinh hơn, cách xử lý cũng đặc thù hơn. Nếu lớp lót chỉ dính bụi bẩn, thì chỉ cần hút bụi đến, xịt dầu thơm và treo áo nơi khô thoáng là được.
Tuy nhiên, nếu lớp lót áo da có những vết bẩn khác, bạn cần chuẩn bị những vật dụng như cách làm sạch đối với lớp ngoài áo da. Trường hợp vết bẩn cực kỳ cứng đầu, bạn có thể bổ sung baking soda giúp tăng hiệu quả làm sạch. Lặp lại quy trình các bước tương tự như đối với lớp ngoài áo da và làm khô bằng cách treo tự nhiên.
Với lịch sử thời trang kéo dài nhiều năm, áo da đã được biến tấu với đa dạng chất liệu, từ da lộn, da aniline, da nubuck, da Nappa đến da PU. Mỗi chất liệu sẽ mang những đặc tính riêng biệt. Nó đòi hỏi bạn phải có những phương pháp giặt sạch thích hợp.
Da lộn thực chất là mặt sau của da thật. Nó hơi nhám và tương đối bằng phẳng. Để giặt áo da loại này, bạn có thể áp dụng hai cách: dùng cây lăn bụi hoặc sử dụng bột bắp, bột gạo.
Đối với các bẩn cứng đầu, bạn hãy rắc bột ngô, bột gạo lên vết bẩn và để khoảng vài giờ đồng hồ hoặc qua đêm. Sau đó, bạn dùng một chiếc bàn chải lông mềm để loại bỏ các vết bẩn đó.
Nếu không có sẵn hai loại bột trên, bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho chất liệu da lộn hoặc chất tẩy nhẹ. Để thực hiện, trước tiên bạn hòa tan chất tẩy cùng với một lượng nước ấm vừa đủ. Sau đó, bạn dùng miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp đã hòa tan, nhẹ nhàng lau lên chỗ có vết bẩn tới khi sạch.
Phần vải lót phía bên trong thường dễ vệ sinh hơn do chủ yếu làm bằng sợi poly, cotton hoặc sợi tổng hợp. Các loại bột giặt hoặc nước giặt thông thường hoàn toàn có thể làm sạch. Sau khi giặt, đừng quên lộn trái áo và phơi ở nơi thoáng khí, mát mẻ cho áo được khô tự nhiên. Tuyệt đối không phơi áo dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
PU là chất liệu phổ biến hiện nay trong công nghiệp sản xuất áo da vì giá thành rẻ nhưng có hình dáng, màu sắc khá giống với da thật. Tuy nhiên, nhược điểm của loại da này rất khó chăm sóc vì dễ ngấm nước. Nếu lỡ tay ngâm nước quá lâu đồ sẽ dễ bị hỏng. Chất liệu này cũng không thể phơi dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vì dễ nổ.
Cách giặt áo da PU được khuyến khích là sử dụng khăn ẩm, sạch, lau nhẹ nhàng lên vết bẩn. Đối với những vết bẩn khó bay, bạn dùng bàn chải lông mềm, thấm nước xà phòng loãng và chải nhẹ tay. Kết thúc, bạn lấy khăn sạch đã nhúng qua nước ấm để lau lớp xà phòng và phơi khô tự nhiên.
Đây là chất liệu “khó tính” nhất để làm sạch. Lớp lông lót bên trong rất dễ gãy và khô cứng nếu không biết cách xử lý. Đầu tiên, bạn cần hòa loãng dầu gội đầu hoặc một loại chất tẩy rửa trung tính với nước ấm. Tiếp đó, bàn chải lông mềm sẽ được thấm hỗn hợp và chải nhẹ lên phần lông bẩn. Bạn nhẹ nhàng bóp sạch lớp xà phòng và đem áo phơi nơi râm, khô ráo.
Bên cạnh cách giặt áo da, việc “refresh” – làm mới áo cũng vô cùng quan trong. Bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây, vô cùng hiệu quả đó nhé!
Cách đối phó với áo da bị mốc rất đơn giản chỉ với cồn và nước. Sau khi pha theo tỷ lệ 1:1, bạn dùng miếng bọt biển mềm thấm dung dịch rồi lau lên phần da mốc. Một cách khác là cho phần dung dịch đã pha vào chai và xịt trực tiếp lên da. Cuối cùng dùng miếng vải sạch lau các vết nước và phơi áo nơi khô thoáng. Như vậy chiếc áo da một lần nữa có diện mạo mới rồi.
Áo da nếu không được bảo quản đúng cách, lâu ngày thường rất dễ phai màu. Hỗn hợp gồm giấm và dầu hạt lanh pha với tỷ lệ 1:3 được bôi lên áo da sẽ rất hiệu nghiệm. Bạn chỉ cần để một lúc rồi dùng khăn sạch ẩm lau lại. Nếu không có dầu hạt lanh, bạn có thể thay bằng dầu oliu nhé.
Bài viết trên đã tổng hợp một vài cách giặt áo da tại nhà hiệu quả nhất. Chỉ cần áp dụng đúng là bạn đã có chiếc áo da bền đẹp, cũng như tiết kiệm được một khoản kha khá rồi. Chúc bạn thành công!
Bình Luận