Cẩm Nang Thời Trang

Tất Tần Tật Về Vải Canvas Mà Nàng Đừng Nên Bỏ Lỡ

Vải Canvas, một loại vải xuất hiện nhiều trong đời sống, trong các item thời trang của chúng ta. Giống như các loại chất liệu khác, loại vải này cũng có những ưu và nhược điểm của riêng nó. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng AAA JEANS tìm hiểu những điều thú vị về vải canvas và cách vệ sinh, bảo quản chúng đúng cách nhé.

Nội dung
1. Vải canvas là gì?
2. Các loại vải thuộc dòng canvas
3. Ưu điểm của canvas
4. Nhược điểm của canvas
5. Tính ứng dụng của vải canvas
6. Cách vệ sinh vật dụng làm từ vải Canvas

1. Vải canvas là gì?

Vải canvas còn có tên gọi khác là vải bố, hầu hết được dệt từ cây gai dầu. Với cấu trúc sợi vải được dệt ngang theo khổ vải, bề ngoài nhìn có vẻ thô. Tuy nhiên, nhờ vào cấu trúc này mới có thể tạo nên độ chắc và bền của vải. Độ chống thấm nước khá tốt. Vì vậy ngay từ khi vừa ra đời, chúng đã được ứng dụng ngay vào việc làm bạt, buồm cho thuyền bè…

Vải canvas có độ bền cao

Cái tên canvas bắt nguồn từ chính nguyên liệu tạo ra nó. Theo tiếng la – tinh, canvas có nghĩa là cây dầu gai. Đây cũng chính là nguyên liệu đầu tiên tạo ra những thước vải trên thế giới. Cho tới hiện nay, bằng những công nghệ hiện đại, loại vải này còn được sản xuất từ sợi bông hoặc sợi lanh. Ngày nay, canvas sản xuất với quy mô lớn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

2. Các loại vải thuộc dòng canvas

Hiện nay, có rất nhiều phiên bản khác nhau thuộc dòng vải canvas. Với từng loại vải sẽ được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chúng có những ưu nhược khác nhau. Dưới đây là một số loại thường gặp:

2.1. Vải canvas cotton 

Đây là loại vải được dệt từ chất liệu cotton, loại vải này khá nhẹ, mềm mại tạo nên cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, độ bền rất cao, giá thành lại rẻ, chúng được sử dụng để tạo nên những trang phục thời trang vừa ấn tượng vừa chất lượng.

Canvas cotton

2.2. Vải canvas lanh

Loại vải được dệt từ chất liệu là sợi lanh. Chúng có những ưu điểm tương tự vải được dệt từ cotton. Song, giá thành lại cao, thậm chí cao gấp 3 lần so với các loại khác. Điều này tạo nên sự cân nhắc, đắn đo cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng.

2.3. Vải canvas hemp

Đây là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi gai dầu. Chúng có độ bền và độ chống thấm cao hơn vải từ chất liệu cotton. Ngoài ra, vải canvas hemp còn có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Chính những ưu điểm này và loại này chủ yếu được dùng làm bạt hoặc buồm cho tàu thuyền.

Canvas hemp

2.4. Vải canvas tổng hợp

Đúng với tên gọi của nó, vải được dệt từ sợi tổng hợp. Chính vì vậy, loại này có độ bền rất tốt. Tuy nhiên, vải canvas tổng hợp lại khá dễ bén lửa, không có khả năng kháng lửa như canvas nguyên bản.

3. Ưu điểm của canvas

Khi lựa chọn sử dụng bất cứ một loại vải nào, người tiêu dùng cũng sẽ quan tâm tới những tính năng của nó. Vải canvas có nhiều ưu điểm vượt trội, khiến người sử dụng hài lòng.

3.1. Độ bền cao

Từ lần đầu tiên xuất hiện, canvas đã nổi tiếng trên thế giới về độ bền, chắc của mình. Ưu điểm này nhờ vào đặc điểm cấu trúc sợi vải được dệt theo chiều ngang, tạo nên độ dày và độ khít của vải.

Canvas chắc chắn

3.2. Khả năng chống thấm cao

Đây là lý do tại sao ngay từ thuở xưa, vải canvas được sử dụng làm buồm cho thuyền bè. Khả năng chống thấm cao vì có sự kết hợp tỷ lệ hài hòa giữa sợi cây gai và cotton.

3.3. Không bị phai màu

Đây là ưu điểm khiến nhiều người ưu tiên lựa chọn vải canvas chứ không phải là những chất liệu khác. Dù tiếp xúc với môi trường nào, vải cũng sẽ giữ được màu sắc tươi sáng vốn có của mình.

3.4. Dễ dàng làm sạch

Vải canvas có thể làm sạch chỉ với nước sạch. Bạn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian trong việc vệ sinh vật dụng có chất liệu là vải canvas. Trên thực tế, chỉ trong trường hợp vết bẩn quá “cứng đầu” mới cần dùng với chất tẩy rửa.

Ghế sofa bằng canvas dễ làm sạch

4. Nhược điểm của canvas

Tuy có nhiều ưu điểm tuyệt vời, song loại vải canvas này cũng có những điểm khiến người sử dụng chưa thực sự hài lòng. Dưới đây là những nhược điểm lớn nhất của vải:

4.1. Dễ hư hỏng khi tiếp xúc với vật nhọn

Điều này khá phổ biến với tất cả các loại phải, không riêng gì canvas. Tuy nhiên, với cấu trúc dệt ngang, một khi có vị trí nào bị làm hỏng, cả thớ vải sẽ bị tuôn ra.

4.2. Lâu khô khi giặt

Tuy canvas khá dễ giặt và làm sạch, nhưng vì chúng khá dày nên sẽ lâu khô hơn các loại vải khác như: cotton, lụa… Hơn nữa, cần để trải vải trên mặt phẳng và để chúng khô tự nhiên. Tránh vắt quá mạnh tay khiến vải dễ bị hư hỏng.

5. Tính ứng dụng của vải canvas

Với những đặc tính riêng của vải canvas, chúng được sử dụng cho rất nhiều mảng trong đời sống thường ngày. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của vải canvas:

5.1. Ứng dụng trong ngành thời trang

Nhờ vào tính chất bền, chắc, nhẹ, chống thấm nước tốt mà người ta dùng canvas để may balo, túi xách. Những phụ kiện có chất liệu là vải canvas thường rất bền, được sử dụng rất lâu.

Chúng ta sẽ dễ dàng thấy trên thị trường những sản phẩm balo, túi xách, cặp xách đeo ngang làm từ canvas. Màu sắc phổ biến cho những phụ kiện này là: trắng, kem, xanh rêu. Những màu trên khi kết hợp với họa tiết nhỏ xinh, được thêu dệt một cách tỉ mỉ sẽ tạo được sự tinh tế cho sản phẩm.

Túi xách canvas cho nàng tự tin dạo phố

Ngoài ra, vải canvas cũng được ứng dụng trong may giày dép. Chất liệu vải này tạo ra những đôi giày tinh tế và ấn tượng. Trên thực tế, giày làm từ canvas khá bền, đặc biệt là sẽ tạo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Hơn thế, việc vệ sinh giày cũng trở nên dễ dàng, ít ảnh hưởng đến giá trị của chúng.

5.2. Ứng dụng trong ngành sản xuất đồ gia dụng

Ngoài việc tạo ra những phụ kiện chất lượng và hợp thời trang, vải canvas còn có công dụng tuyệt vời trong việc sản xuất đồ gia dụng. Rèm cửa, khăn trải bàn, vải bọc sofa là những vật dụng có thể tìm thấy canvas trong lĩnh vực này.

5.2.1. Dùng làm rèm cửa

Tuy vải canvas trông có vẻ khá thô và dày, nhưng người ta tận dụng vào điều đó để biến chúng trở thành vật che ánh nắng và bụi bẩn cho căn nhà. Rèm cửa được làm từ vải này vô cùng bền và đẹp. Nhờ vào độ dày của nó mà có thể cản được toàn bộ ánh nắng và bụi bẩn.

Kết hợp với công nghệ nhuộm màu vải hiện đại, vải được dùng làm rèm cửa có đa dạng màu sắc. Chính vì vậy, chủ nhà dễ dàng chọn màu phù hợp với thiết kế và nội thất. Ngôi nhà cũng vì thế thêm tinh tế và ấm áp.

Vải canvas được ứng dụng để may rèm cửa

5.2.2. Dùng làm vỏ gối

Vải canvas còn thường được sử dụng làm vỏ gối. Cấu trúc dệt ngang của thớ vải nguyên bản đã đủ để tạo điểm nhấn mà không hề cần quá nhiều họa tiết. Vỏ gối từ loại vải này còn tạo được sự mềm mại và dễ chịu nhất định cho người sử dụng.

Điểm nhấn đặc biệt với vỏ gối, vỏ ghế sofa canvas

5.2.3. Dùng làm khăn trải bàn

Những chiếc khăn bàn xinh xắn, nhỏ gọn, tạo được sự đơn giản, mộc mạc. Đồng thời, chất liệu canvas cũng tạo nét cổ điển cho món đồ này. Nhờ vào ưu điểm dễ làm sạch, quán cà phê, nhà hàng thường sử dụng khăn bàn bằng vải này để giảm bớt thời gian làm vệ sinh.

Khăn trải bàn canvas

Khi vật dụng bằng canvas bị bẩn, bạn có thể làm sạch bằng những cách sau:

  • Dùng bọt biển và nước sạch để làm sạch trực tiếp vị trí dính vết bẩn;
  • Ngâm vải trong nước xả vải trong 30 phút rồi sau đó xả lại với nước sạch;

Chú ý, nên trải vải trên bề mặt phẳng để khô tự nhiên. Không nên vắt mạnh thớ vải hoặc sử dụng bàn ủi để hong khô, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải.

5.3. Ứng dụng trong nghệ thuật

Nhờ độ dày, bền và chắc, vải này còn được nhiều nghệ sĩ sử dụng để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Một số họa sĩ thích sử dụng vải canvas vẽ tranh. Tranh được vẽ trên nền vải rất đẹp, tạo điểm khác biệt. Đặc biệt, chúng ta có thể lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật này rất lâu mà không hề bị phai màu.

Vẽ tranh trên nền canvas

6. Cách vệ sinh vật dụng làm từ vải canvas

Nếu như bạn đang có  một vài vật dụng, item làm từ vải canvas mà vẫn chưa biết cách vệ sinh sao cho đúng. Hãy theo dõi những hướng dẫn dưới đây:

Mẹo làm sạch vải canvas mà vẫn giữ vải bền màu
  • Sử dụng xà phòng cục để xoa lên những vùng bị bẩn trên vải. Lưu ý, không nên xoa vào những nơi không bẩn bằng xà phòng cục.
  • Sau đó ngâm vải vào nước lạnh.
  • Đánh tan xà phòng trong nước rồi tiếp tục ngâm trong 5 phút.
  • Sau đó giặt sạch lại bằng nước sạch
  • Khi phơi vải, nên phơi trực tiếp ( không vắt) trên bề mặt phẳng.
  • Không sử dụng bàn là hay máy xấy để làm khô, làm phẳng đối với loại vải này.
  • Nếu có vết bẩn cứng đầu, hãy dùng thêm nước tẩy. Tuy nhiên hạn chế sử dụng chất tẩy chứa clorine để tránh bay màu sợi vải.

Trên đây là những thông tin bổ ích nhất về loại vải canvas. Hy vọng thông qua bài viết bài, bạn đọc sẽ có được những sự lựa chọn đúng đắn nhất trong việc sử dụng vải canvas cho bản thân và gia đình. Hãy theo dõi Aaa Jeans để nắm thêm thông tin bổ ích về thời trang và đời sống.

Bình Luận