Hàn Quốc nổi tiếng với kim chi, với phim, với các nhóm nhạc idol đình đám,… Có quá nhiều điều để ta bàn luận về đất nước thú vị này. Nhưng trong bài viết hôm nay, AAA JEANS sẽ cùng bạn đi khám phá một mảnh ghép đặc sắc trong văn hóa xứ Hàn, đó là Hanbok Hàn Quốc – bộ quốc phục quyền quý mà mang đậm hồn cách dân tộc.
Nội dung
1. Nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của Hanbok
1.1. Lịch sử hình thành
1.2. Quá trình phát triển
2. Ý nghĩa của Hanbok Hàn Quốc
3. Đặc điểm của một bộ Hanbok chính gốc
3.1. Cấu tạo một bộ Hanbok
3.2. Màu sắc Hanbok
3.3. Chất liệu để may Hanbok
4. Phụ kiện đi kèm với Hanbok
5. Người Hàn Quốc thường mặc Hanbok vào những dịp gì?
6. Hanbok cách tân
Hanbok có lịch sử hình thành lâu đời từ thời Câu Cao Ly ( năm 37 TCN – 668). Câu Cao Ly là một trong quốc gia trong Tam Quốc, thuộc bán đảo Triều Tiên. Hanbok được coi là quốc phục của Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trải qua quá trình phát triển lâu đời, từ bộ Hanbok truyền thống đến bộ Hanbok cách tân ngày nay, Hanbok bị ảnh hưởng bởi các đế chế, văn hóa bên ngoài lãnh thổ như đế chế Mông Cổ cũng như ảnh hưởng bởi các xu hướng thời trang luôn phát triển sôi động trong nước.
Giống như các quốc phục khác, Hanbok mang trong mình nhiều ý nghĩa, liên quan đến xã hội, văn hóa của quốc gia.
Giống như tà Áo dài Việt Nam có những bộ phận không thể thiếu dù có biến hóa, cách tân bao nhiêu. Bộ Hanbok Hàn Quốc chính gốc cũng có những quy tắc nhất định.
Hanbok dành cho hoàng cung ngày xưa có cấu tạo phức tạp và nặng nề hơn Hanbok thời nay. Nhìn chung, một bộ Hanbok cần hai phần chính:
Màu sắc trên Hanbok thường có màu sặc sỡ, màu sắc của thiên nhiên, chim muôn và cây cỏ. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng và tầng lớp, màu sắc Hanbok cũng có sự phân chia rõ ràng:
Trong quá khứ, vải để may Hanbok cho quý tộc là vải lụa, được nhuộm và thuê sặc sỡ. Đối với dân thường và nô lệ chỉ được mặc vải bông, vải lanh thô cứng và màu sắc đơn giản. Ở những vùng lạnh, họ thêm bông vào Hanbok để giữ ấm và may các loại áo choàng để giữ ấm.
Càng ở tầng lớp cao thì phụ kiện đi kèm với Hanbok lại càng cầu kỳ. Một bộ Hanbok Hàn Quốc dành cho nữ bao gồm cả trâm cài (Binyeo), ruy băng buộc tóc (Daenggie), phụ kiện ở thắt lưng (Norigae). Còn đối với nam thì có ba loại mũ tương ứng với địa vị người mang (Gat, Samo, Bokgeon).
Khi bánh xe lịch sử lăn về thời hiện đại, người Hàn Quốc vẫn mặc trang phục truyền thống này trong một vài dịp đặc biệt như: sinh nhật, đám cưới, lễ mừng thọ 60 tuổi, lễ Chuseok ( Trung Thu). Thậm chí ở một số địa phương như vùng núi Jirisan người ta vẫn thường xuyên mặc Hanbok trong sinh hoạt thường nhật.
Giống như Áo dài, Hanbok cũng được cách tân dưới sự ảnh hưởng của thời trang trong nước và thế giới. Nếu là một fan ruột với K-pop, chắc chắn bạn đã từng thấy hình ảnh các idol từ các nhóm nhạc đình đám như Blackpink, SNSD, BTS, TWICE,… trong những bộ Hanbok cách tân thời trang, kiểu cách mà vẫn đậm chất dân tộc.
Ngày nay, khi đến với Hàn Quốc, du khách thường lựa chọn những bộ Hanbok cách tân để thoải mái vi vu đường phố. Hòa mình vào cuộc sống của người Hàn và mặc Hanbok Hàn Quốc là những trải nghiệm nên thử khi đến đất nước xinh đẹp này.
Bạn vừa cùng AAA JEANS tìm hiểu về Hanbok Hàn Quốc, một vẻ đẹp của văn hóa Hàn Quốc luôn khiến người khác mê mẩn dù qua màn ảnh hay ngoài đời.
Bình Luận