Cẩm Nang Thời Trang

Hé lộ sự thật về vải viscose có thể bạn chưa biết

Vải viscose từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta. Với những ưu điểm nổi bật mà khó có loại vải nào sánh kịp. Sợi viscose đã dần dần thay đổi bộ mặt của ngành sản xuất. Hãy cùng AAA JEANS tìm hiểu về loại vải này trong bài viết sau đây.

Nội dung
1. Vải viscose là gì?
2. Vải viscose ra đời như thế nào?
3. Ưu nhược điểm của vải
3.1.Ưu điểm
3.2.Nhược điểm
4. Có mấy loại vải viscose trên thị trường?
4.1.viscose nguyên chất:
4.2.viscose có độ bền cao
4.3.HWM Rayon
5. Một số ứng dụng của vải trong đời sống
5.1 Ứng dụng trong ngành thời trang, dệt may, nội thất
5.2 Những ứng dụng khác của vải
6. Cách vệ sinh đồ vật bằng sợi viscose

Vải viscose là gì?

Đây là một trong những loại vải thun thịnh hành nhất trên thị trường. Vải viscose có tên gọi khác là vải Rayon. Vải cấu tạo từ chất xơ có trong xen-lu-lô-zơ của các loại cây như tre, mía hay đậu nành,… Vào mùa hè, vải rất được ưa chuộng vì chúng thoáng mát và cấu tạo tương tự vải cotton.

Vải viscose ra đời như thế nào?

Sợi viscose ra đời vào thế kỉ 19 tại châu Âu. Giá vải tơ tằm lúc bấy giờ rất đắt đỏ nên đòi hỏi người ta phải tạo ra loại vải tương tự để đáp ứng nhu cầu may mặc. Một nhà khoa học người Pháp tên là Hilaire De Chardonnet cuối cùng đã phát minh ra loại vải này. Có đặc điểm tương tự như tơ tằm với độ thoáng mát và mềm mại cao.

Ưu nhược điểm của vải viscose

  • Ưu điểm của vải viscose

giá thành phải chăng:

Có chất lượng không hề kém cạnh các loại sợi nổi tiếng khác như tơ tằm hay cotton. Tuy nhiên sợi viscose có giá thành thấp hơn nhiều lần.

Thoáng mát:

Với cấu trúc dệt mềm, mỏng vừa phải, vải có độ thấm hút cao và thoáng mát khi mặc vào mùa hè. Nhờ vậy, hạn chế được tình trạng nấm mốc trên vải sau thời gian dài sử dụng.

Vải rất mềm mại:

Sở dĩ, vải được coi là ‘bản dupe’ hoàn hảo của vải lụa vì chúng rất mềm mại. Bên cạnh đó còn có độ bóng nhất định nên có thể thay thế cho vải lụa.

Không gây hại đến môi trường:

Vải có thể phân hủy sinh học. Không ‘cứng đầu’ như vải Polyester hay các loại sợi tổng hợp khác. Bên cạnh đó, khả năng tái chế của vải này cũng tốt hơn.

  • Nhược điểm của vải viscose

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái:

Ước tính, có 30% lượng sợi viscose trên toàn cầu được tạo ra bằng việc tàn phá rừng. Về lâu về dài, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Sử dụng hóa chất:

Các loại hóa chất như sunfat, axit sunfuric, carbon, disulfide,… được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất vải. Điều này gây tổn hại đến môi trường một cách nặng nề.

Vải dễ bị giãn/ nhão:

Sau nhiều lần giặt, vải dễ bị nhăn và rất khó để phục hồi. Vì vậy trong quá trình sử dụng chúng ta cần hết sức lưu ý.

Khó vệ sinh và làm sạch:

Vải viscose có đặc tính là kháng nước. Vải khi bị thấm nước sẽ làm phá hỏng cấu trúc sợi vải. Do đó, quần áo bằng loại vải này thường cần phải giặt khô.

Có mấy loại sợi viscose trên thị trường?

Trên thị trường hiện nay chia vải viscose làm ba loại chính:

  • Vải viscose nguyên chất:

Đây là loại vải chiếm thị phần lớn trên thị trường. Vải được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực từ thời trang đến nội thất. Vải dễ bị co lại sau khi giặt nên thường cần phải giặt khô.

  • Vải viscose có độ bền cao

Vải này có độ bền cao nên thường được ứng dụng để sản xuất lốp xe. Do chi phí bỏ ra rẻ nên tiết kiệm được khá nhiều tiền đầu tư khi sản xuất lốp xe.

  • HWM Rayon

Vải HWM thu hút bởi ưu điểm thấm hút cao, khả năng giữ nhiệt tốt. Ngoài ra, vải có thể giặt máy hay giặt tay đều được. Quá trình làm bóng, làm sạch vải khá dễ dàng.

Một số ứng dụng của sợi viscose trong đời sống

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như vậy nên sợi viscose được ‘ưu ái’ trong nhiều lĩnh vực đời sống:

  • Ứng dụng trong ngành thời trang, dệt may, nội thất

Sợi viscose được ứng dụng rộng rãi để may nên những bộ quần áo chúng ta mặc hàng ngày, quần áo thể thao, trượt tuyết,… Về độ nội thất, sợi viscose thường được dùng để may rèm cửa hoặc ga giường.

  • Những ứng dụng khác của sợi viscose

Ngoài ra, nhờ ưu điểm độ đàn hồi cao, độ bền cao và giá thành hợp lý, sợi viscose còn được ứng dụng để làm lốp xe, vỏ bọc xúc xích hay dây đai ô tô,…

Cách vệ sinh đồ vật làm từ sợi viscose

Để bảo quản vải được lâu dài, khi vệ sinh và làm mới vải cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:

  • Nên thấm hết nước trên vải sau khi giặt bằng khăn bông. Treo vải trên móc và chỉnh vải thẳng, để vải khô tự nhiên.
  • Khi ủi quần áo viscose, cần chỉnh nhiệt độ bàn là ở mức nhỏ nhất. Nếu không thành phần polyester nếu có trong vải sẽ khiến nó bị co rút.
  • Nên giặt vải với nước giặt có độ PH thấp, ít bọt để tránh làm phá hủy cấu trúc của sợi vải.

Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua những điều thú vị về vải viscose. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có được những thông tin bổ ích về thời trang và cuộc sống nhé.

 

Bình Luận