Trong thế giới vải và chất liệu, có thể bạn còn xa lạ với cái tên vải Oxford nhưng thực chất loại vải này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của bạn. Với nhiều ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm không thể tránh khỏi, vải Oxford được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Aaa jeans sẽ bật mí đến bạn ngay sau đây để tìm hiểu xem vải Oxford là gì nhé.
Nội dung
Tìm hiểu vải Oxford là gì? Những đặc tính mà chỉ riêng vải Oxford mới có.
Vải Oxford là gì? Nguồn gốc của vải Oxford
Vì sao vải Oxford được ưa chuộng để sử dụng rộng rãi
Phân loại vải Oxford
Ưu điểm của vải Oxford
Nhược điểm của vải Oxford
Cách bảo quản vải Oxford
Vải Oxford là gì? Nguồn gốc của vải Oxford
Vải Oxford đến từ Vương quốc Anh từ những năm 80. Ban đầu, vải được dệt từ những sợi bông nguyên chất và được gọi là Kate Ford. Sau này, vải được pha thêm một số loại sợi tổng hợp khác để có được đặc tính tốt hơn. Khi sờ vào vải, sẽ cảm thấy dày hơn vải áo sơ mi nhưng bề mặt nhẵn mịn.
Vì sao vải Oxford được ưa chuộng để sử dụng rộng rãi
Vải Oxford được nhiều nhà sản xuất trên thế giới ưu ái lựa chọn bởi lẽ chúng có nhiều ưu điểm như khả năng chống ẩm, chống nước, mềm mịn và có tính thẩm mỹ rất cao. Vải Oxford dùng để may những loại túi xách, balo thời trang,… với đặc tính dễ vệ sinh, nhanh khô nên dùng được trong nhiều điều kiện thời tiết.
Phân loại vải Oxford
Dựa vào tỉ lệ các thành phần được pha trộn khi sản xuất, vải Oxford được chia làm hai loại chính:
-
Vải Oxford 65/35
Vải Oxford 65/35 có nghĩa là 65% thành phần Polyester và 35% cotton. Loại vải này được ‘thừa hưởng’ tất cả ưu và nhược điểm của vải Polyester và Cotton: thấm hút, bền màu và thoáng mát.
-
Vải Oxford 83/17
Đây là vải 83% Polyester và 17% cotton. Vải này ít được ưa chuộng hơn do thành phần cotton thấp nên ít thấm hút hơn. Chất liệu Polyester nhiều hơn nên nóng, bí bách hơn.
Ưu điểm của vải Oxford
Những ưu điểm nào khiến vải Oxford rất được ưa chuộng?
-
Khả năng hút ẩm tốt, nhanh khô nên dùng được trong những ngày mưa bão
Vải Oxford có khả năng thấm hút tốt tùy vào tỉ lệ sợi cotton trong sản phẩm. Do đó, mặc vào ngày thời tiết nắng nóng thì ta nên chọn loại vải có tỉ lệ sợi cotton cao. Vải dễ dàng được vệ sinh và nhanh khô. Vì vậy mà chúng được sử dụng rộng rãi vì đặc tính nhanh khô trong những ngày mưa bão.
-
Vải dày và có độ bền cao
Khi được kết hợp với sợi tổng hợp Polyester, vải cho ra độ bền cao, bền màu và khá dày dặn. Vì vậy, chúng khó bị rách, mục khi sử dụng. Khi may balo, túi xách, vải chịu được sức nặng nên dùng được lâu dài.
-
Vải không bị dãn
Một ưu điểm không thể bỏ qua là vải Oxford có khả năng chống giãn rất tốt. Sau một thời gian sử dụng, nhiều loại vải bị giãn khiến chúng mất đi form dáng ban đầu, buộc bạn phải vứt đi. Vải Oxford thì khắc phục được tình trạng này.
-
Vải mềm mịn, không mùi
Nhiều loại vải trên thị trường khiến người mặc cảm thấy khó chịu do mùi hương từ sợi vải trong quá trình sản xuất. Nếu như bạn nhạy cảm về mùi thì vải Oxford là lựa chọn phù hợp. Khi sờ vào vải, ta cảm nhận độ mềm mịn, dày dặn của vải và không có bất kỳ mùi hương khó chịu nào.
Nhược điểm của vải Oxford
Ngoài ra, vải Oxford cũng không thể tránh khỏi một vài nhược điểm
-
Khả năng co giãn không tốt
Tuy vải có khả năng chịu lực tốt nhưng mức độ co giãn lại chỉ ở mức trung bình. Vì thế, mua quần áo bằng vải Oxford bạn cần phải chọn vải vừa người vì chúng không thể co giãn thêm.
-
Không chịu được nhiệt
Khi vệ sinh vải, cần tránh xa những nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ và độ bền màu của vải.
Cách bảo quản vải Oxford
-
Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng
Do nhược điểm của vải là không chịu được nhiệt gay gắt từ mặt trời, hãy phơi quần áo dưới bóng cây, trong hiên nhà,..Vải khá dễ khô nên không phải lo lắng vải sẽ bị ẩm mốc.
-
Cách sử dụng nước xả vải với vải Oxford
Vải Oxford có cấu trúc sợi bền chặt. Nước xả vải cũng không làm phá vỡ cấu trúc của sợi vải. Dùng nước xả vải để giúp quần áo, balo thêm khô thoáng, mang mùi hương mà bạn yêu thích.
Vải Oxford được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nhờ vào nhiều đặc tính vượt trội. Hãy thử làm theo những cách bảo quản vải mà chúng tôi đã đề xuất để xem hiệu quả thế nào nhé. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những tips bảo quản quần áo hữu ích và những kiến thức thời trang, đời sống thú vị nhé.