Cẩm Nang Thời Trang

Chất Polyester có đặc tính như thế nào? Ưu và nhược điểm của sợi Polyester

Polyester là sợi vải không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Nhìn một vòng quanh ngôi nhà hay tủ đồ của bạn, chắc chắn sẽ không khó để bắt gặp các trang phục, vật dụng làm từ Polyester. Vậy, chất Polyester có đặc tính như thế nào để chúng trở nên phổ biến và thông dụng đến vậy? Trong bài viết hôm nay, Aaa jeans sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc về sợi Polyester nhé.

Nội dung
1. Chất Polyester là gì?
2. Lịch sử hình thành và nguồn gốc ra đời của chất Polyester
3. Chất Polyester được tạo ra như thế nào?
4. Ưu và nhược điểm khi sử dụng sợi Polyester

Chất Polyester là gì?

Polyester là loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và ethylene. Sợi vải Polyester hoàn chỉnh được sử dụng trong quá trình dệt vải là sản phẩm của quá trình tổng hợp hóa học từ bốn sợi cơ bản: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.

Lịch sử hình thành và nguồn gốc ra đời của chất Polyester

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 trong phòng thí nghiệm. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1941 hai nhà khoa học người Anh đã chính thức cho ra đời sợi vải Polyester. Đến năm 1946, sợi Polyester chính thức được mua lại bản quyền và sản xuất rộng rãi ra ngoài thị trường.

Chất Polyester được tạo ra như thế nào?

Để tạo ra sợi Polyester thành phẩm, chúng ta phải trải qua nhiều công đoạn bao gồm:

  • Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Hỗn hợp của hai chất là dimethyl terephthalate và ethylene glycol cộng với chất xúc tác sẽ được đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến hơn 200 độ C. Sau quá trình này chúng ta nhận được thành phẩm là chất monomer.

Sau khi nhận được chất monomer, ta tiếp tục đun chất này với Axit Terephtalic ở nhiệt độ 280 độ C. Sau bước này, sợi vải Polyester đã dần dần được hình thành

  • Bước 2: Quá trình sấy khô

Quá trình sấy khô giúp cho sợi Polyester được cứng lại và trở nên giòn hơn. Sau đó, chất Polyester lại được cắt nhỏ và sấy khô thêm để cho ra thành phẩm là sợi Polyester có độ bền cao và chất lượng hơn.

  • Bước 3: Đùn sợi

Ở giai đoạn này, Polyester được đun tiếp ở nhiệt độ 250 cho đến 270 độ C. Tạo ra hỗn hợp đặc sệt. Sau đó đưa dung dịch Polyester vào ổ phun sợi và ép qua nhiều lỗ để tạo nên sợi Polyester. Mật độ các lỗ trong ổ phun sẽ quyết định số lượng cũng như kích thước của sợi Polyester.

  • Bước 4: Kéo sợi

Sau khi đùn sợi, sợi Polyester rất mềm và dễ dàng kéo dài. Chúng ta có thể kéo dài sợi Poly để đạt được kích thước và độ dài mong muốn. Độ bền, cứng của sợi Poly cũng phụ thuộc vào giai đoạn kéo sợi này.

  • Bước 5: Cuốn sợi

Các sợi Poly sau khi kéo sẽ được cuốn vào trong cuộn lớn và sẵn sàng cho công đoạn dệt thành phẩm.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng sợi Polyester

Dù là sợi tự nhiên hay sợi tổng hợp như Polyester thì mỗi loại vải đều có ưu và nhược điểm đặc trưng. Cùng xem sợi Poly thì có những ưu và nhược điểm gì nhé:

  • Ưu điểm

  1. Giá thành rẻ

Ưu điểm đầu tiên khiến vải Polyester dễ dàng len lỏi vào cuộc sống của chúng ta do chúng có giá thành rất rẻ. Chi phí nguyên liệu và quy trình sản xuất khá đơn giản và rẻ nên giá bán khá hợp lý. Vì vậy mà nhiều nhà sản xuất chọn lựa loại vải này để may nên thành phẩm.

  1. Dễ dàng vệ sinh

Vải Polyester khó bị bẩn hơn các loại vải sợi tự nhiên khác. Chúng chịu được nhiệt và chất tẩy rửa khá tốt. Do đó, khi mua vải Polyester bạn có thể dễ dàng vệ sinh, giặt tay, giặt máy, ủi nhiệt, ủi hơi nước,… Loại vải này tương đối bền và không ‘đỏng đảnh’ khó vệ sinh như những loại sợi tự nhiên khác.

  1. Khả năng chống nước cao

Bên cạnh dùng để may quần áo, vải Polyester còn được dùng để may vải đi mưa, dù, áo mưa,…Chỉ cần thay thế một số thành phần trong sợi vải là đã có thể cho ra khả năng chống nước cực tốt.

  • Nhược điểm

  1. Vải khá bí bách

Điểm chung của vải Polyester là chúng khá nóng. Chất Polyester không dễ thấm hút mồ hôi. Gây bí bách cho người mặc. Nhưng cũng nhờ đặc điểm này mà vải Polyester khó bị phai màu theo thời gian.

  1. Không thích hợp với làn da nhạy cảm

Nhiều người ưa chuộng mặc quần áo bằng sợi tự nhiên hơn vải Poly. Vải Poly dễ gây kích ứng đặc biệt với làn da trẻ em nhạy cảm. Chất liệu vải cứng và bí bách hơn khiến nhiều người e ngại khi dùng vải Poly.

  1. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Bên cạnh vấn đề quá trình sản xuất vải Polyester rất có hại cho môi trường thì thời gian phân hủy của vải Poly cũng rất chậm. Do đó, nhiều chiến dịch mang tên ‘thời trang xanh’ đã ra đời để tuyên truyền cho người tiêu dùng tác hại của vải Poly đến với môi trường. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, màu sắc bắt mắt và bền. Vải Polyester vẫn là lựa chọn không thể thay thế với nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Aaa jeans vừa cùng bạn điểm qua những đặc điểm nổi bật của chất Polyester. Hãy theo dõi chúng tôi để khám phá thêm những loại vải thú vị khác nhé.

 

Bình Luận