Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon. Trong những ngày thời tiết nóng nực thì 1 hũ sữa chua sẽ mang đến cảm giác dễ chịu. Có rất nhiều cách khác nhau để có thể làm sữa chua tại nhà. Hãy cùng AAA JEANS tham khảo 10 cách đơn giản nhất sau đây nhé.
Nội dung
Hướng dẫn làm sữa chua với sữa ông thọ
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Sử dụng sữa tươi thay cho đường
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Hướng dẫn làm sữa chua tại nhà cùng trái cây
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Công thức sữa chua trái cây trân châu
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Cùng làm sữa chua vải và hoa đậu biếc
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Hưỡng dẫn làm sữa chua tại nhà cùng nha đam
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Làm sữa chua tại nhà với nếp cẩm và lá dứa
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Sữa chua dẻo tại nhà cùng gelatin
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Hướng dẫn làm sữa chua trân châu Hạ Long tại nhà
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Cách làm sữa chua tại nhà cùng hoa quả tươi thơm ngon
Cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Cho vào tô 1 lon sữa đặc ông thọ, sau đó dùng lon sữa ông thọ đong 1 lon nước sôi cho vào tô sữa và khuấy tan hỗn hợp. Tiếp tục cho thêm nước sôi để nguội vào hỗn hợp sữa rồi khuấy tan đều.
Lấy 1 hộp sữa chua cho vào tô sữa đặc pha loãng, rồi dùng rây lọc qua hỗn hợp sữa cho mịn mượt.
Cho hỗn hợp sữa pha vào 1 cái ca lớn, sau đó rót từ từ hỗn hợp vào hũ đựng sữa chua rồi đậy kín nắp hũ, hoặc túi nilon. Lần lượt cho các hũ sữa chua vào nồi, cho tiếp nước ấm khoảng 50 độ C vào ngập 2/3 hũ sữa chua, đậy nắp kín lại rồi phủ lên lớp khăn, ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 5 – 8 tiếng cho sữa chua lên men.
Sữa chua được pha bằng sữa đặc ông thọ vô cùng thơm dẻo, sánh mịn, mát lạnh vô cùng. Ủ sữa chua đủ thời gian, bạn có thể cho sữa chua vào ngăn đông tủ lạnh nếu thích ăn cứng, hoặc ngăn mát tủ lạnh nếu thích ăn dẻo bạn nha. Bạn có thể chế biến những món như vải nhân sữa chua, sữa chua vải hoa đậu biếc,…
Đầu tiên cho sữa đặc vào nước sôi, khuấy đều. Sau đó, thêm sữa tươi vào và đun đến sữa bốc khói, khoảng 70 – 80 °C thì tắt bếp, để nguội khoảng 30 phút.
Sau khi để nguội hỗn hợp sữa đến khoảng 40 – 45 °C, pha sữa chua cái vào hỗn hợp sữa bằng cách khuấy nhẹ nhàng theo một chiều để sữa không bị vón cục.
Mẹo hay: Có thể dùng rây lọc hỗn hợp sữa chua để loại bỏ các cục vón cho thành phẩm sữa chua uống mịn và sánh.
Chia hỗn hợp sữa chua vào các lọ đựng, hoặc để cả khay và đem ủ ở nhiệt độ khoảng 40 °C trong 7 – 8 tiếng
Sau khi ủ bạn sẽ có được sữa chua uống có vị chua nhẹ, khá lỏng, sánh nhưng ít đặc hơn sữa chua để ăn thông thường.
Nếu không thích ăn ngọt, bạn có thể tham khảo cách làm sữa chua không đường bằng cách thay sữa tươi bằng loại không đường nhé.
Cho 2 lít nước vào nồi đun đến khi nước sôi rồi tắt bếp, sau đó cho vào 1 hộp sữa đặc và 1 lít sữa tươi.
Đợi đến khi nước nguội bớt còn ấm ấm thì cho 2 hộp sữa chua vào, sữa chua khi cho vào lúc này phải ở nhiệt độ thường, không được lạnh.
Không nên cho sữa chua vào khi nước vẫn còn nóng, vì nước nóng sẽ làm chết men sữa chua ở bước sau.
Trong quá trình cho sữa đặc, sữa tươi và sữa chua vào phải khuấy đều liên tục để hỗn hợp hòa tan.
Khi đã hỗn hợp đã hòa tan thì cho hỗn hợp sữa chua vào chai hoặc lọ nhỏ rồi mang đi ủ để sữa lên men. Hoặc có thể để hỗn hợp trong nồi rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, tiếp theo dùng khăn quấn quanh nồi để ủ.
Bạn có thể ủ sữa trong nồi cơm điện ở nhiệt độ ấm, hoặc cho vào thùng xốp rồi đổ nước nóng vừa đun sôi vào đến miệng chai sữa chua, đậy nắp rồi để qua đêm.
Thời gian ủ khoảng 5 – 8 tiếng tùy bạn thích sữa chua ít hay nhiều (trong lúc ủ tránh va chạm vào hộp ủ).
Vậy là chúng ta đã cho ra lò được một mẻ sữa chua uống thơm ngon và sánh mịn rồi. Bạn có thể kết hợp cùng với các loại siro và sinh tố trái cây mà mình yêu thích để tạo thêm hương vị thơm ngon mới lạ cho sữa chua nữa đó.
Ngoài ra, bạn còn có thể biến tấu món sữa chua của mình thành món sinh tố dưa hấu sữa chua hoặc xoài dầm sữa chua thơm ngon nữa.
Xắt nhỏ trái cây. Cho vào tủ lạnh cho mát
Cho sữa chua, 1 muỗi canh đường, nước cốt chanh và vài lát chanh mỏng vào trộn đều
Xay thanh long đỏ thật nhuyễn. Đổ ra chén chưng cách thủy đến khi nóng già
Nhào bột năng với nước thanh long nóng già cho dẻo mịn. Vo thành viên nhỏ
Bắc nước sôi cho viên trân châu vào luộc với lửa vừa. Khi trân châu nổi lên, hạ thấp lửa luộc thêm 5 – 7 phút nữa rồi tắt bếp
Vớt trân châu cho vào tô nước lạnh. Sau đó vớt ra, cho 2 muỗng canh đường vào trộn đều
Đây không chỉ là một món ăn bắt mắt mà còn giàu Vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức này. Hãy làm cho gia đình mình thưởng thức nhé.
Ngâm bột báng với nước trong 15 phút cho nở, vớt ra để ráo
Cho 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hoa đậu biếc nấu với nước. Sau đó cho bột báng vào nấu cùng
Luộc chín bột báng rồi vớt ra, ngâm vào nước lạnh. Vớt bỏ hoa đậu biếc. Vớt bột báng ra, để ráo nước
Lột vỏ, lấy hạt vải sao cho phần thịt vải vẫn còn giữ hình dáng
Nấu 200ml nước với phần đường còn lại và 1 muỗng canh hoa đậu biếc. Khi đường tan hết, cho vải vào rim sơ 3-5 phút.
Khuấy đều sữa tươi, sữa chua và nước rim vải.
Cho bột báng vào trong từng quả vải, xếp vải vào ly
Cho phần hỗn hợp sữa chua vào ly. Có thể để sữa vào tủ lạnh trước rồi mới cho vào thì món ăn sẽ ngon hơn nhiều
Món ăn này không làm bạn mất quá nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn đảm bảo thơm ngon, bắt mắt và vô cùng độc đáo. Hãy làm ngay cho gia đình mình thưởng thức nhé.
Nha đam gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần trắng rửa sạch qua nước nhiều lần.
Cho muối và nước vào tô, bỏ nha đam vào ngâm, vắt nửa quả chanh vào. Để khoảng 5 phút cho nha đam hết chất nhờn. Cắt nhỏ nha đam thành hạt lựu rồi xả nha đam lại qua nước lạnh nhiều lần.
Cho nồi nước lên bếp, đun sôi, bỏ nha đam vào nấu khoảng 1 phút cho nha đam bớt nhớt và đắng. Sau đó vớt ra và xả lại nước lạnh, để ráo.
Cho 100ml sữa đặc, 2 bịch sữa tươi không đường vào chung 1 nồi, khuấy đều. Đem đun hỗn hợp sữa chua độ ấm khoảng 6-7%. Lưu ý không đun cho sữa sôi.
Sữa nấu xong để nguội rồi cho nha đam và sữa chua không đường Vinamilk vào, khuấy đều.
Bỏ hũ đựng sữa chua vào trong 1 cái xửng hoặc nồi có nắp đậy. Múc sữa chua vào trong hũ. Dùng tăm khuấy đều sữa chua trong hũ, đậy nặp lại. Có thể tận dụng lại hũ sữa chua Vinamilk để đựng.
Đổ nước ấm vào nồi sao cho ngập 1/3 hũ sữa chua (Có thể pha nước ấm theo công thức 1 phần nước nóng và 1 phần nước lạnh). Đậy nắp nồi lại và ủ trong khoảng 8-12 tiếng.
Sau đó đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh.
Vo sạch nếp cẩm, ngâm với nước ấm qua đêm hoặc vài tiếng trước khi làm rồi xả sạch với nước lạnh.
Cho nếp cẩm, muối, nước, lá dứa vào nồi rồi nấu lên với lửa ở mức vừa phải.
Khi nước gần cạn, nếp đã chín hãy cho thêm nước cốt dừa vào rồi nấu tiếp 15 phút. Cuối cùng bạn cho đường vào, nấu tiếp với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Khi thấy nước đường sánh lại, hạt nếp bóng mượt, hơi nhão thì tắt bếp.
Khi ăn bạn trộn đều sữa chua cùng với nếp cẩm và thưởng thức. Với cách làm sữa chua nếp cẩm vừa đơn giản lại ít tốn kém này bạn đã có được món giải nhiệt vô cùng hấp dẫn. Chúc các bạn thành công với công thức đơn giản trên nhé!
Cho từ từ nước vào bột gelatin, khuấy đều tay và để ngâm 15 phút cho gelatin nở ra.
Cho 1 thìa canh sữa đặc vào tô lớn, tiếp theo cho 220ml sữa tươi và 1 ít nước ấm vào (thêm hoặc bớt lượng sữa cho vừa khẩu vị ) và khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện thì cho hỗn hợp vào nồi.
Đặt nồi hỗn hợp sữa lên bếp đun lửa nhỏ và khuấy đều tay đến khi sữa trong nồi sôi lăn tăn thì tắt bếp, để nguội.
Khi sữa đã nguội dần còn khoảng 60-70 độ thì bạn lần lượt cho gelatin và sữa chua vào kết hợp khuấy đều tay cho hòa tan hỗn hợp. Tiếp đến, bạn lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.
Đổ hỗn hợp vào khay có nắp, xếp khay vào nồi, cho nước ấm vào 2/3 khay và đậy nắp.
Tiến hành ủ trong vòng 8 tiếng cho lên men (bạn có thể cho khay hỗn hợp sữa vào tủ lạnh là có thể sử dụng được rồi, nhưng khi ủ sẽ giúp cho món sữa chua dẻo trở nên ngon hơn rất nhiều).
Sau 8 tiếng, bạn cho khay vào tủ lạnh tầm 3-4 tiếng là hoàn thành món sữa chua dẻo rồi đấy.
Bạn hãy cho sữa tươi và sữa đặc vào nồi.
Dùng vá khuấy đều cho các nguyên liệu hòa tan rồi đặt lên bếp, đun lửa vừa đến khi sữa bốc khói thì tắt bếp. Lưu ý không nấu sôi sữa vì sẽ làm thất thoát chất dinh dưỡng.
Cho hỗn hợp sữa chua đã được hòa tan vào từng hũ thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp
Đặt những hũ thủy tinh vào trong thùng xốp đã chuẩn bị nước ấm khoảng 40 độ C ngập 2/3 hũ sữa chua là được.
Cuối cùng, bạn đậy kín nắp thùng xốp và ủ sữa chua lên men khoảng từ 6 – 8 tiếng là có thể sử dụng.
Bạn cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm nước ấm và xay nhuyễn. Sau đó lấy vải mùng, vắt nước cốt.
Cho nước cốt dừa vào nồi, nêm một tí muối để tăng độ đậm đà cho nước cốt rồi mở lửa nấu sôi.
Bạn hoà tan 2 muỗng canh bột năng với ít nước rồi vừa rót hỗn hợp vào nước cốt dừa, vừa khuấy đều cho hỗn hợp bắt đầu sánh lại thì tắt bếp.
Cuối cùng, bạn hãy cho trân châu trắng đã chuẩn bị vào hỗn hợp nước cốt dừa, tiếp tục ủ thêm 3 – 5 phút là có thể sử dụng.
Gọt vỏ các loại trái cây sau đó cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi lớn cùng với 20ml nước và 1 muỗng canh đường, trộn đều và để khoảng 1 giờ cho thấm đường.
Ngâm lá gelatin trong nước lạnh cho nở.
Sau khi đã ngâm được 1 tiếng, cho nồi trái cây lên bếp đun với lửa vừa cho đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ, đun cho đến khi thấy trái cây hơi mềm nhưng không bị nát, nước trong nồi rút bớt thì bạn vắt lá gelatin cho ráo nước rồi cho vào nồi, khuấy cho gelatin tan hết thì tắt bếp, để nguội bớt.
Kế đến, cho 500ml sữa chua vào một cái thau lớn, đổ hỗn hợp trái cây đã để nguội bớt vào, trộn đều và múc sữa chua vào từng hũ thủy tinh nhỏ rồi cho vào tủ lạnh để 3-4 tiếng là có thể dùng được.
Sữa chua làm bằng cách này có độ béo mịn, trái cây và sữa chua hòa quyện lẫn nhau chứ không bị lỏng.
Trên đây là 10 cách làm sữa chua tại nhà vô cùng đơn giản. Với những công thức này bạn sẽ dễ dàng làm ra các hũ sữa chua thơm ngon, mát lạnh cho nhà. Cùng làm và thưởng thức nhé.
Bình Luận