Cẩm Nang Thời Trang

Vải Bamboo là gì? Điều gì làm nên sự đặc biệt của vải Bamboo?

Đã bao giờ bạn nghe đến vải làm từ sợi tre hay chưa? Liệu những cây tre thô cứng, có thể hóa thân thành những sợi vải mềm mịn mà chúng ta mặc lên người hay không? Với công nghệ và phát minh của con người, mọi thứ đều có thể hiện thực hóa. Cùng tìm hiểu xem vải Bamboo là gì? Loại vải này có ưu điểm gì và được tạo ra như thế nào? Cùng tìm hiểu xem nhé!

Nội dung
1. Vải Bamboo là gì?
2. Nguồn gốc của vải Bamboo
3. Quy trình làm ra sợi vải Bamboo
3.1. Phương pháp cơ học
3.2. Phương pháp hóa học
4. Đặc điểm của vải Bamboo
4.1. Ưu điểm
4.2. Nhược điểm

 Vải Bamboo là gì?

Được dệt chủ yếu từ thành phần Cellulose có trong sợi tre. Sợi vải trải qua nhiều công đoạn xử lý. Từ bóc tách các sợi tre, nghiền nhỏ để tạo được độ mềm mịn ưng ý. Sau đó mới đến với công đoạn dệt vải sau khi thu thập được sợi tre đạt chất lượng. Tất cả quá trình kỳ công và tỉ mẩn này tạo nên vải sợi tre sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn vải thông thường.

Nguồn gốc của vải Bamboo

Vải bamboo lần đầu xuất hiện và nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 1981, những người thợ dệt đã thử nghiệm trộn sợi tre cùng với sợi len để tạo nên những chất liệu khác nhau. Sợi tre có nguồn gốc từ châu Á, nơi cây tre phát triển và phân bố rộng rãi.

Từ những năm 2000, chúng ta đã biết thêm vào sợi tre những chất tẩy và dung môi để tẩy vết keo trên sợi tre. Vải sợi tre đã ‘ đi đường xa’ đến với các quốc gia xa xôi tận châu Âu, châu Mỹ. Tính đến năm 2004, thế giới đã không còn xa lạ gì đối với vải sợi tre.

Quy trình làm ra sợi vải Bamboo

Để tạo nên những tấm vải sợi tre, chúng ta phải trải qua bước xử lý cơ bản hoặc xử lý cơ học và xử lý hóa học.

Phương pháp cơ học

  • Bước 1: sau khi nghiền tre, người ta sử dụng các chất enzim để để phá vỡ cấu trúc của sợi tre, khiến chúng mềm và dễ xử lý hơn
  • Bước 2: Sau đó, sợi tre sẽ được đem đi kéo thành những sợi dài
  • Bước 3: Cuối cùng là công đoạn dệt. Sợi tre sau khi được xử lý thì được mang đi dệt thành vải

Phương pháp hóa học

  • Bước 1: Ở bước 1 này, cây tre được nghiền nát vụn thành dạng bột sau đó được ngâm trong dung dịch Natri Hidroxit 20% trong khoảng 25 độ C
  • Bước 2: Sau 3 tiếng đồng hồ, dung dịch trên trở thành dung dịch Cellulose
  • Bước 3: Cellulose sẽ được loại bỏ Natri Hidroxit và làm khô tự nhiên bằng máy xay.
  • Bước 4: Ép sợi Cellulose và ngâm vào dung dịch Axit Sunfuric loãng. Sau đó, sợi Cellulose sẽ cứng lại và được kéo thành sợi Bamboo hoàn chỉnh

Đặc điểm của vải Bamboo

Ưu điểm

  • Khả năng kháng khuẩn tốt

Hiệp hội dệt may Nhật Bản đã khẳng định, vải Bamboo sau khi trải qua 50 lần giặt vẫn có khả năng kháng khuẩn tốt. Đặc tính ưu việc này xuất phát từ đặc tính của cây tre. Trong thân tre có hợp chất sinh học giúp ngừa vi khuẩn rất tốt có tên gọi là “Bamboo Kun”. Thêm vào đó, quá trình tạo sợi mix cùng với Cellulose làm tăng thêm khả năng kháng khuẩn cho sợi vải này.

Nhờ vào công dụng khử mùi, kháng khuẩn tốt. Vải Bamboo được ứng dụng nhiều để may quần áo dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh, tất khử mùi hay chăn gối cao cấp.

  • Vải thấm hút mồ hôi rất tốt

Vải sau khi được xử lý sợi và dệt có những lỗ li ti vô cùng nhỏ trên bề mặt. Những lỗ nhỏ này giúp cho người mặc luôn cảm thấy mát mẻ, thoáng khí. Ngoài ra, đặc tính của sợi tre tự nhiên là giúp làm mát, điều hòa thân nhiệt con người. Do đó, khi mặc vải Bamboo vào mùa hè bạn sẽ thấy cực kỳ thoáng mát.

  • An toàn cho làn da nhạy cảm

Hầu hết những loại vải làm từ sợi tự nhiên như vải Bamboo đều an toàn cho làn da nhạy cảm. Đối với vải Bamboo đã được hệ thống kiểm định chất lượng vải dệt may toàn cầu có khẳng định đạt chuẩn Okeo-text. Không chứa bất kỳ thành phần độc hại nào trên vải cũng như sợi vải từ cây tre được xử lý trơn, mịn, an toàn và không gây trầy xước trên da.

  • Vải thân thiện với môi trường

Cây tre là loại cây tự nhiên, rất dễ trồng mà không cần nhiều công chăm bón, thuốc trừ sâu hay phân bón. Do đó, nguyên liệu từ sợi tre rất an toàn và thân thiện với môi trường. Cây tre có thể sinh sôi nảy nở cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành sản xuất dệt may.

Nhược điểm

Sau khi giặt, vải dễ bị nhăn. Tuy nhiên, vải sẽ nhanh chóng phẳng ra và không làm mất form khi ta mặc lên người.

Chất liệu vải Bamboo khô lâu hơn các loại vải thông thường.

Lưu ý, bạn nên giặt tay thay vì giặt máy đối với các sợi vải tự nhiên như vải Bamboo để giữ form vải luôn đẹp và bền như mới.

Trên đây là những thông tin thú vị về vải Bamboo giúp bạn giải đáp thắc mắc vải Bamboo là gì? Hãy theo dõi Aaa jeans để biết thêm nhiều loại vải thú vị khác nhé.

 

Bình Luận