Với đặc tính mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, thân thiện với môi trường, vải bamboo rất được ưa chuộng hiện nay. Để tìm hiểu thêm chi tiết về vải bamboo là gì? ưu, nhược điểm, tính ứng dụng của loại vải này, theo dõi bài viết dưới đây để được AAA JEANS bật mí nhé!
Nội dung
Thông tin về vải bamboo
Vải bamboo là gì?
Nguồn gốc của vải bamboo
Quy trình sản xuất ra Bamboo
Ưu điểm nổi bật của vải bamboo
Kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi
Thấm hút và thoát mồ hôi tốt
Thân thiện với môi trường
Chống tia UV
Siêu mềm mại và độ bền cao
An toàn cho làn da
Nhược điểm của vải bamboo
Ứng dụng của vải Bamboo
Sản xuất quần áo
Sản xuất đồ nội thất
Sản xuất chăn ga gối nệm
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Bamboo đúng cách
Thông tin về vải bamboo
Vải bamboo là gì?
Vải bamboo là loại vải được làm từ sợi bamboo – Loài cây thuộc họ tre. Đặc tính của tre tự nhiên là kháng khuẩn tốt, có khả năng chống tia cực tím, thân thiện với môi trường. Hiện nay, vải bamboo thường được sử dụng để sản xuất quần áo, đồ gia dụng và đồ nội thất.
Nguồn gốc của vải bamboo
Nếu như trước kia, bột gỗ của cây tre thường được sử dụng để sản xuất giấy thủ công. Dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, vải sợi tre dần được tạo ra.
Bắt đầu từ năm 1881, những thợ dệt đã trộn thêm len vào vải sợi Bamboo, để vải Bamboo được sử dụng tối ưu hơn. Năm 2000, trong quy trình sản xuất vải Bamboo có thêm các loại dung môi nhằm bỏ hết những vết keo trên thân tre, giúp tẩy trắng vải. Từ đó vải bamboo cao cấp ra đời và ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Quy trình sản xuất ra Bamboo
Có 2 phương pháp chính sản xuất ra vải bamboo là phương pháp cơ khí và phương pháp hóa học. Quy trình sản xuất ra bamboo cụ thể như sau:
Quy trình sản xuất vải bamboo bằng phương pháp cơ khí:
- Bước 1: Cây tre được nghiền nát và xử lý bằng enzim sinh học để phá vỡ cấu trúc tự nhiên.
- Bước 2: Bột cây tre sau đó sẽ được trải đều ra và kéo thành sợi vải dài thành phẩm.
- Bước 3: Nhờ công nghệ hiện đại, các sợi tre sẽ được dệt tạo thành các mảnh vải dài và rộng. Sau đó những mảnh vải này sẽ được đem đi may các thành phẩm phục trong cuộc sống hằng ngày.
Quy trình sản xuất vải bamboo bằng phương pháp hóa học:
- Bước 1: Nghiền nát tre thành bột. Ngâm bột tre trong dung dịch khoảng 15% – 20% Natri Hydroxit ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C khoảng 3h đồng hồ để tạo thành dung dịch Cellulose kiềm.
- Bước 2: Cellulose kiềm sau đó sẽ được ép, loại bỏ Natri Hydroxit. Tiếp theo là cho cho vào máy xay để khô tự nhiên trong khoảng 24 tiếng.
- Bước 3: Sợi tre Xenlulo được ép thông qua dầu phun và sau đó cho vào dung dịch axit Sunfuric pha loãng. Điều này có tác dụng làm cứng sợi, tạo thành Xenlulozơ và tiếp tục kéo ra sợi vải Bamboo hoàn chỉnh.
Ưu điểm nổi bật của vải bamboo
Kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi
Trong vải bamboo có phân tử Celllulose kết hợp cùng với hợp chất sinh học kháng khuẩn tuyệt vời nên sẽ loại bỏ đi những mùi hôi khó chịu. Theo thử nghiệm của Hiệp hội dệt may Nhật Bản, dù vải bamboo trải qua hơn 50 lần giặt thì tính năng kháng khuẩn của sợi tre vẫn được đảm bảo.
Thấm hút và thoát mồ hôi tốt
Mặt cắt ngang của sợi tre được bao phủ xung quanh bởi các lỗ hổng vô cùng nhỏ. Chính vì vậy, vải bamboo luôn thông thoáng khí, thoát mồ hôi tốt hơn so với những loại vải thông thường.
Thân thiện với môi trường
Vải bamboo sử dụng tre tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường. Quá trình trồng tre cũng không cần phải sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại. Và tre cũng chỉ cần một lượng nước nhỏ để phát triển.
Chống tia UV
Theo nghiên cứu, các tia cực tím, tia UV chỉ xuyên qua được vải sợi tre khoảng 0,6%. Trong khi đó, tia UV có thể xuyên qua vải cotton lên đến 24,6%.
Siêu mềm mại và độ bền cao
Vải Bamboo được đan nhiều lớp nên có độ dai, độ bền cao. Bên cạnh đó, vì được dệt với nhiều lớp với những sợi tre dệt nhỏ, cực kỳ nhuyễn nên quần áo được làm từ vải bamboo vô cùng mềm mại.
An toàn cho làn da
Theo chứng nhận của Oeko Tex Standard 100 (Hệ thống kiểm định chất lượng trong hàng dệt may và tiêu dùng toàn cầu), vì có thành phần từ thiên nhiên nên vải bamboo không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào. Bên cạnh đó sở hữu ưu điểm mềm mại nên loại vải này còn an toàn cho mọi làn da.
Nhược điểm của vải bamboo
- Khi có tác động ngoại lực, vải bamboo sẽ bị co hay bị rút lại;
- Để giữ được độ bền, mềm mại, quá trình vệ sinh, bảo quản vải khá phức tạp;
- So với những loại vải thông thường khác, vải bamboo dễ nhăn hơn;
- Vải Bamboo có giá thành tương đối cao so với những chất vải khác.
Ứng dụng của vải Bamboo
Sản xuất quần áo
Với nhiều đặc tính ưu việt, hiện nay vải bamboo được ứng dụng rộng rãi trong một số sản phẩm cao cấp ngành may mặc như:
- Quần lót nam, nữ
- Sản xuất tất khử mùi, tất kháng khuẩn
- May đồ trẻ em
- Thời trang cao cấp: Áo sơ mi, quần âu, đầm, váy,…
Sản xuất đồ nội thất
Đã từ rất lâu, tre luôn là chất liệu quen thuộc được ứng dụng phổ biến trong ngành nội thất, để sản xuất các món đồ nội thất gia đình như: Rèm cửa, khăn trải bàn, khăn bếp, khăn mặt…
Sản xuất chăn ga gối nệm
Trong lĩnh vực chăn ga gối đệm, bamboo cũng là chất liệu rất được ưa chuộng. Bởi chăn ga được làm từ chất liệu vải bamboo có tính thấm hút cao, bền, điều chỉnh thân nhiệt tốt và an toàn cho mọi làn da.
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Bamboo
Để vải bamboo luôn sạch đẹp như mới, có độ bền cao, trong quá trình sử dụng, bạn không nên bỏ lỡ những mẹo vệ sinh và bảo quản sau:
- Khi giặt vải bamboo, không được dùng chất tẩy trắng;
- Quần áo và chăn ga gối nệm làm từ vải bamboo không nên phơi ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Nên phơi ở khu vực thông thoáng, có gió nhẹ.
- Nên giặt quần áo, chăn ga gối nệm được làm từ vải bamboo bằng tay để giữ độ bền.
- Khi giặt phải phân loại vải trắng, vải màu riêng. Điều này giúp tránh làm phai màu thuốc nhuộm từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.
Trên đây là giải đáp chi tiết vải bamboo là gì, những ưu – nhược điểm của vải bamboo. AAA Jeans hy vọng qua những chia sẻ về loại vải này ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin hữu ích!