Cẩm Nang Thời Trang

Vải lanh là gì? Những sự thật khiến bạn phải ‘wow’ về loại sợi đặc biệt này

Vải lanh hay còn được gọi với cái tên khác là vải Linen có những đặc điểm nào khiến chúng vẫn luôn được ưa chuộng trong suốt hàng ngàn năm qua. Trong khi thế giới vải vóc, chất liệu liên tục được biến đổi, tạo ra những loại vải tối ưu nhất có thể. Vải lanh vẫn có được vị thế nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng Aaa jeans tìm hiểu vải lanh là gì nhé.

Nội dung

  1. Vải lanh là gì?
  2. Nguồn gốc xưa cũ của sợi vải lanh
  3. Những khu vực trồng cây lanh lớn trên thế giới
  4. Sợi lanh
  5. Tính chất của sợi lanh
  6. Quy trình sản xuất vải lanh
  7. Các ứng dụng phổ biến của vải lanh
  8. Cách đo lường tiêu chuẩn của vải lanh
  9. Nhược điểm và ưu điểm của vải lanh
  10. Những sự thật thú vị về vải lanh bạn đã biết chưa?

Vải lanh là gì?

Vải lanh được chế biến từ phần xơ, vỏ và sợi cây lanh. Cây lanh thì chủ yếu xuất hiện ở nơi có khí hậu ôn hòa như miền Tây Bắc nước ta. Đặc biệt ở nơi có khí hậu lạnh như Sapa thì cây lanh phát triển rất tốt. Sau khi được thu hoạch, cây lanh được mang đi xử lý để tạo sợi và dệt thành vải.

Nguồn gốc xưa cũ của sợi vải lanh

Từ xa xưa, người Lưỡng Hà đã biết trồng cây lanh để lấy sợi dệt vải. Tuy nhiên, loại vải này chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nền văn minh cổ đại Ai Cập cũng sử dụng vải lanh để quấn quanh các xác ướp Ai Cập. Ngoài ra, vải lanh còn xuất hiện trong các trang phục truyền thống tại đây.

Những khu vực trồng cây lanh lớn trên thế giới

Ngoài khu vực Tây Bắc nước ta, cây lanh còn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là Tây Âu. Khi Đông Âu và Trung Quốc dần nổi lên với ngành công nghiệp dệt may, cây lanh được trồng phổ biến tại hai khu vực này. Tuy nhiên, xét về chất lượng lại không thể sánh bằng những quốc gia Bỉ, Ba Lan, Pháp, Ý hay Ấn Độ.

Sợi lanh

Sợi vải lanh có chiều dài khoảng 25 đến 150mm. Sợi vải lanh được phân thành hai loại: loại ngắn dùng cho các loại vải thô, vải sợi dài dùng để dệt các tấm vải lanh cao cấp. Khi cắt ngang sợi vải, theo hình học thì chúng sẽ có dạng tam giác không đều.

Tính chất của sợi lanh

Vải lanh có một số đặc tính tiêu biểu như sau:

  • Vải thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
  • Tính chất sợi vải dày nên nhìn vào có cảm giác thô, cứng
  • Vải có độ bền cao, khi ướt lại chắc chắn hơn khi khô
  • Dễ bị hư sợi vải do hóa chất, nấm mốc
  • Vải có độ bóng tự nhiên và dễ đổi màu từ trắng ngà sang nâu vàng
  • Vải dễ bị nhăn, co và đứt sợi vải lanh
  • Vải lanh không co dãn và chịu được sự mài mòn

Quy trình sản xuất vải lanh

Quy trình sản xuất vải lanh trải qua 4 bước:

  • Bước 1:

Chiều dài của sợi vải lanh phụ thuộc vào quá trình thu hoạch. Để có được sợi lanh dày, dài thì người ta thu hoạch và cắt sát gốc. Sau đó, hạt giống sẽ được tách ra bằng quá trình gợn sóng.

  • Bước 2:

Tiếp đó là quy trình giầm cây lanh để lấy được phần xơ từ vỏ cây. Trong quy trình này, một số loại vi khuẩn có ích được đưa vào để phân hủy Pectin và làm các sợi liên kết hơn. Sau quá trình giầm là đập, công đoạn này diễn ra vào tháng 8 và tháng 12. Các phần gỗ của thân sẽ được đập bằng cách nghiền giữa hai con lăn kim loại.

  • Bước 3:

Phần xơ lanh thì được phân loại và sử dụng riêng. Các bộ phận khác như hạt lanh, mảnh vụn cũng được tận dụng để sản xuất các sản phẩm khác. Sau đó là công đoạn chải sợi, sợi lanh được tách ra bằng lược. Tương tự như khi chúng ta dùng lược để chải tóc.

  • Bước 4:

Sau khi sợi được tách, chúng sẽ được mang đi để se sợi. Sau đó thì đem đi dệt thành vải. Trước khi dệt thì sợi sẽ được đem đi tẩy và nhuộm trước khi vào dệt.

Các ứng dụng phổ biến của vải lanh

Ứng dụng của vải lanh trong sản xuất đã có nhiều sự thay đổi. Từ năm 1990, 70% sản lượng sợi lanh trên thế giới là dùng để dệt vải. Tuy nhiên, trước đó thì con số này chỉ dừng ở mức 5%.

Hiện nay, sợi lanh không chỉ dùng để may thời trang mà còn ứng dụng để may chăn ga gối đệm, khăn trải bàn, bọc bàn ghế hay trang trí cửa sổ. Ngoài ra, vải lanh đôi khi còn được sử dụng để máy túi xách, trang trí một số chi tiết trên giày lười.

Cách đo lường tiêu chuẩn của vải lanh

  • Sợi chỉ lanh có đơn vị đo riêng biệt là ‘lea’
  • Độ dài thì tính bằng Yard và cân nặng tính bằng Pound sau đó chia cho 300.

Nhược điểm và ưu điểm của vải lanh

Ưu điểm

  • Vải có độ bóng nhất định
  • Có độ bền cao
  • Thoáng mát
  • Không gây kích ứng, thân thiện với nhiều loại da
  • Bảo vệ môi trường
  • Dễ dàng vệ sinh, có thể giặt tay lẫn giặt máy
  • Khả năng thấm hút cao

Nhược điểm

  • Có độ đàn hồi thấp
  • Dễ bị gãy sợi và bị nhăn
  • Không được giặt bằng hóa chất tẩy mạnh

Những sự thật thú vị về vải lanh bạn đã biết chưa?

Ngoài những thông tin bổ ích trên, Aaa jeans muốn chia sẻ đến bạn những sự thật thú vị về vải sợi lanh mà có lẽ bạn sẽ bất ngờ:

  • Vải từng được sử dụng để làm sách. Cuốn sách cổ Liber Linteus được làm bằng loại vải này
  • Tiền giấy được làm bằng 25% sợi vải lanh
  • Vải sợi lanh được người trung cổ làm áo giáp, dây cung, lá chắn
  • Dùng để bảo quản xác ướp Ai Cập
  • Vải lanh đã xuất hiện từ rất lâu khoảng 2800 năm trước Công Nguyên.

Đó là những sự thật thú vị về vải lanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hãy theo dõi Aaa jeans để biết thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị về các loại vải trên thế giới nhé.

 

Bình Luận