Xuất hiện từ cách đây hàng chục nghìn năm, vải lanh như một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sự hiện hữu của vải lanh là một trong những minh chứng cho sự phát triển và óc tìm tòi, khả năng sáng tạo của tổ tiên. Để hiểu rõ quy trình sản xuất ra một tấm vải lanh và đặc điểm của chúng. Bài viết sau đây của Aaa jeans sẽ bật mí cho bạn vải lanh là gì và những sự thật thú vị đằng sau.
Nội dung
1. Vải lanh là gì? sự phát triển và tồn tại vững bền của vải lanh
2. Vải lanh là gì? Chúng có điểm gì đặc biệt?
3. Nguồn gốc xuất xứ của vải lanh
3.1. Vải lanh có nguồn gốc từ hàng chục ngàn năm trước
3.2. Sự phát triển của vải lanh
4. Cấu tạo và đặc điểm của sợi lanh
5. Những đặc điểm tiêu biểu để nhận dạng vải lanh
6. Quy trình sản xuất để tạo ra một tấm vải lanh
7. Ứng dụng của vải lanh trong đời sống
Thành phần chính để tạo nên vải lanh là sợi của cây lanh. Tại Việt Nam, cây lanh xuất hiện chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ như vùng núi Tây Bắc. Sau khi thu hoạch, cây lanh được mang đi chế biến để tạo thành sợi lanh và dệt thành vải. Vải lanh là một loại vải đã xuất hiện từ rất lâu. Cho đến nay, loại vải này vẫn được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Ngược dòng thời gian về lại thời kỳ Lưỡng Hà, người Lưỡng Hà từ xưa đã biết trồng cây lanh để dệt vải. Theo như phân tích của các nhà khảo cổ học từ những mảnh vải lanh được khai quật, tuổi đời của tấm vải lanh cổ nhất lên đến 36.000 năm.
Vải lanh có độ bền cực kỳ cao. Thậm chí, khi khai quật một ngôi mộ Pharaoh Ramses II vào năm 1881, các nhà khoa học đã tìm thấy một tấm vải lanh gần như còn nguyên vẹn và có tuổi đời hơn 3000 năm.
Lịch sử phát triển của vải lanh trải rộng trên nhiều quốc gia, khu vực.
Từ đó đến nay, vải lanh lan rộng ra khắp thế giới và len vào ngõ ngách của làn thời trang thế giới một cách nhẹ nhàng và bền bỉ theo thời gian.
Vải lanh được chia làm hai loại là vải lanh sơ dài và vải lanh thô. Theo mặt cắt ngang, sợi vải lanh có hình dáng giống như tam giác không đều. Với đường kính khoảng 16μm. Sợi lanh sẽ có chiều dài trung bình từ 25 đến 150mm.
Sỡ dĩ vải lanh vẫn được sử dụng xuyên suốt qua mấy mươi ngàn năm lịch sử là bởi chúng sở hữu những đặc điểm riêng biệt, khó có thể thay thế.
Vải lanh là loại vải làm từ sợi tự nhiên. Do đó, chất lượng vải phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên liệu sợi lanh đầu vào.
Khi thu hoạch cây lanh, để giữ được chiều dài tốt đa cho cây, người ta thu hoạch sát gốc cây. Sau đó, qua quá trình sàng lọc, gợn sóng, người ta chọn lọc ra cây lanh.
Cây lanh sẽ được dằm ra để lấy được phần xơ. Sau đó, quá trình sinh hóa được tiến hành để phân hủy liên kết giữa các sợi lanh. Giúp chúng tơi hơn và lấy được nhiều xơ. Việc sử dụng hóa chất nhiều hay ít trong quá trình này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sợi vải. Phương pháp truyền thống, giữ được độ dai tốt nhất cho sợi vải là ngâm chúng trong bồn hoặc trực tiếp trong ruộng.
Sau quá trình dằm thì đến quá trình dập. Cây lanh bị cán giữa hai thanh kim loại lớn để loại bỏ phần gỗ của cây lanh. Sau khi các sợi lanh được tách sạch vỏ, những sợi ngắn sẽ được sử dụng cho những mục đích khác và những sợi lanh đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi chải để chuẩn bị cho công đoạn dệt.
Những ngày đầu xuất hiện, vải lanh ít được sử dụng cho ngành công nghiệp dệt may. Nhưng dần dần về sau. ứng dụng vải lanh hầu hết đều trong việc dệt vải, may mặc.
Hiện nay, vải lanh được sử dụng để may các loại ga giường, khăn trải bàn, rèm cửa, trang trí tủ, bàn, cửa sổ, ví tiền, túi xách,…
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu để phát minh ra loại vải tự nhiên với sự kết hợp của sợi bông và sợi lanh. Hy vọng trong tương lai, một loại vải mới được kết hợp từ hai loại sợi này sẽ sở hữu tất cả nhưng đặc tính ưu việt của sợi tự nhiên: vừa thoáng mát, bền bỉ, vừa mềm mịn, bền màu.
Bình Luận