Các loại vải từ thiên nhiên luôn được nhiều người ưu ái do đặc tính thân thiện với môi trường và thoáng mát. Bên cạnh vải cotton thì vải modal cũng là một loại sợi thiên nhiên khá chất lượng. Vậy loại vải này có đặc điểm gì để được sánh ngang với vải cotton? Hãy cùng xem ngay bài viết sau đây để biết vải modal là gì nhé.
Nội dung
1. Sợi vải modal là gì?
2. Nguồn gốc ra đời của vải modal
3. Quy trình sản xuất vải modal
4. Đặc điểm của vải modal
4.1. Ưu điểm của vải modal
4.2. Nhược điểm của vải modal
5. Các ứng dụng phổ biến của vải modal trong đời sống
5.1. may tất, vớ
5.2. may đồ nội y
5.3. may chăn ga gối đệm
6. Phương pháp vệ sinh vải modal nhanh và hiệu quả nhất
6.1. Cách vệ sinh
6.2. Cách phơi và bảo quản
1. Sợi vải modal là gì?
Vải modal là một loại sợi sinh học được tổng hợp từ Xenlulozơ có trong cây sồi. Một loại cây được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng Bắc Âu và Trung Âu. Cây sồi là loại cây kháng sâu bệnh cực kỳ tốt và có sức dẻo dai. Đây là điều khiến vải modal được nhiều người đánh giá cao do nguồn gốc của nó.
2. Nguồn gốc ra đời của vải modal
Cây sồi bắt đầu được phát hiện để sản xuất vải từ những năm 30 của thế kỷ 20. Với vị trí địa lý thuận lợi để cây sồi sinh trưởng, khu vực châu Âu là nơi sản xuất số lượng vải modal khá lớn trên thế giới. Đến những năm 1960, sợi vải modal đã được ứng dụng rộng khắp vào trong đời sống.
3. Quy trình sản xuất vải modal
Để có được thành phẩm là sợi vải modal, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, quy trình sản xuất.
-
Bước 1: Xử lý bằng nhiệt
Lựa chọn những cây gỗ sồi đạt chất lượng sau đó nghiền nhỏ và tiến hành vào bước xử lý nhiệt. Công đoạn này sẽ giúp tách sợi Xenlulozo thành dạng sợi lỏng để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
-
Bước 2: Phá vỡ cấu trúc sợi
Dưới tác động của nhiệt độ cao, cấu trúc của sợi Xenlulozo bị phá vỡ. Xenlulozo sau khi bị phá vỡ cấu trúc chuyển từ dạng lỏng sang dạng bùn.
-
Bước 3: Dệt sợi
Hỗn hợp Xenlulozo dạng bùn được cho vào lỗ khuôn sau đó kéo sợi. Sợi sau khi được kéo thì đem đi rửa và tẩy sạch. Sau đó sợi thành phẩm được mang đi dệt thành vải.
4. Đặc điểm của vải modal
Vải modal với nguồn gốc làm từ cây sồi đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Vải modal sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
4.1. Ưu điểm của vải modal
- Sợi vải mềm mịn, bóng, có độ bền cao và không bị co rút sau khi giặt. Khả năng thấm hút cao, hơn cả vải cotton nên chất vải này mặc rất mát và thoáng vào mùa hè.
- Vải có khả năng chống nắng tốt, chống đến 98% tia UV
- Khả năng giữ form dáng ổn định, màu sắc bền bỉ và lên màu sắc nét sau khi nhuộm.
- Vải có khả năng kháng khuẩn cực kỳ tốt, an toàn cho làn da nhạy cảm
- Vải chống được sự mài mòn của các chất tẩy rửa, bền hơn các loại vải thun khác trên thị trường.
4.2. Nhược điểm của vải modal
Bên cạnh các ưu điểm ‘hiếm có khó tìm’ như vậy, vải modal vẫn tồn tại một vài khuyết điểm khiến cho chúng vẫn chưa thực sự phổ biến với đại đa số.
- Giá thành của vải modal khá cao do quy trình sản xuất chiếm nhiều chi phí. Đầu vào nguyên liệu là gỗ cây sồi khá khó tìm. Chỉ trồng được ở các nước châu Âu nên giá thành của loại sợi này ở thị trường châu Á khá cao.
- Mặc dù sợi vải có khả năng thấm hút tốt nhưng kết cấu sợi cứng, dày khiến người mặc đôi khi cảm thấy khó chịu.
- Số lượng sản xuất không nhiều do lượng gỗ sồi được khai thác hàng năm khá hạn chế. Đầu vào nguyên liệu phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên nên chưa thể sản xuất đại trà.
5. Các ứng dụng phổ biến của vải modal trong đời sống
Vải modal không chỉ được ứng dụng trong thời trang mà còn có mặt trong nhiều sản phẩm của đời sống.
5.1. may tất, vớ
Với đặc tính thoáng mát, sợi vải bền và cứng cáp, chịu được ma sát nên vải modal được ứng dụng để may vớ, tất cao cấp. Các đôi với này có độ co dãn tốt, bền bỉ và sử dụng được lâu dài mà không bị giãn.
5.2. may đồ nội y
Với đặc tính chất liệu an toàn cho làn da nhạy cảm, vải modal có thể sử dụng để may nội y. Sự thoáng mát, thấm hút mồ hôi của vải khiến người mặc luôn cảm thấy dễ chịu.
5.3. may chăn ga gối đệm
Nhờ độ bền cao và khả năng thấm hút vượt xa so với vải cotton, vải modal được sử dụng để may chăn, ga, gối, đệm. Do giá thành cao nên thường chỉ có các thương hiệu lớn mới chọn loại vải này để may. Từ đó, giá thành một bộ chăn ga làm từ vải modal cũng khá ‘chát’.
6. Phương pháp vệ sinh vải modal nhanh và hiệu quả nhất
Bất kỳ loại vải nào cũng cần phải được bảo quản và vệ sinh đúng cách để giữ được độ bền đẹp như lúc đầu.
6.1. Cách vệ sinh
- Tuyệt đối không sử dụng nước ấm, nước ở nhiệt độ cao trên 70 độ để giặt vải modal.
- Nên ưu tiên giặt vải bằng tay để vải giữ được form dáng và không bị giãn.
- Khi cần phải giặt máy bạn nên bỏ vào túi giặt và giặt máy ở chế độ thấp
- Sử dụng chất tẩy rửa có thành phần dịu nhẹ để vệ sinh sợi vải.
6.2. Cách phơi và bảo quản
- Không phơi vải dưới thời tiết nắng gắt trong thời gian dài để vải không bị co lại.
- Nên phơi vải ở nơi thoáng mát, nhiều gió và ít ánh nắng mặt trời.
Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua những thông tin thú vị về vải modal là gì và những sự thật thú vị đằng sau loại vải đắt tiền này. Hãy theo dõi AAA JEANS để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị nhé.