Cẩm Nang Thời Trang

Vải Organza tương lai mới của ngành công nghiệp thời trang

Nếu không am hiểu về thời trang thì chắc hẳn cái tên Organza vẫn còn là một cái tên xa lạ đối với bạn trong thế giới vải vóc. Loại vải này được đánh giá khá cao bởi chuyên gia bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Nhiều nhà sáng tạo tin rằng, loại vải đặc biệt này sẽ trở thành xu hướng mới trong thời trang tương lai. Cùng Aaa jeans tìm hiểu kỹ hơn về loại vải này nhé.

Nội dung
1. Vải Organza là gì?
2. Nguồn gốc ra đời của vải Organza
3. Quy trình sản xuất để tạo nên vải Organza
3.1. Trùng hợp chất liệu vải
3.2. Làm khô chất liệu vải
3.3. Kéo sợi
3.4. Kéo căng sợi Organza
3.5. Cuộn sợi
4. Tính chất vật lý, đặc điểm của vải tơ sống
5. Những ưu điểm và nhược điểm của loại vải này 
5.1. Ưu điểm
5.2. Khuyết điểm
6. Một vài ứng dụng phổ biến của vải Organza trong cuộc sống
7. Làm thế nào để bảo quản vải Organza tốt nhất?

Vải Organza là gì?

Vải có tên gọi khác là vải tơ sống. Ban đầu, chúng được dệt bằng lụa nhưng sau này để hiệu quả và kinh tế hơn, lụa đã được thay thế bằng sợi tổng hợp. Trong sợi vải tơ sống, có 70% là tơ tằm và 30% còn lại là chất keo. Khi chưa qua xử lý, vải vẫn giữ được độ cứng, mỏng và nhẹ như một tờ giấy.
Vải Organza vừa cứng, bền, dễ thiết kế lại vừa có độ mỏng nhẹ, độ phồng và bay bổng cần có.

Nguồn gốc ra đời của vải Organza

Một công ty sản xuất vật liệu làm từ lụa ở Bắc Mỹ đã cho ra đời loại vải này đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của vải này vẫn chưa được xác nhận, có người lại cho rằng vải Organza bắt nguồn từ Uzbekistan và được đổi tên thành Organza.

Quy trình sản xuất để tạo nên vải Organza

Để tạo nên vải Organza phải trải qua nhiều quy trình chuyên nghiệp và khá phức tạp.

  • Trùng hợp chất liệu vải

Trong quá trình này, hai hợp chất tên là Đime sẽ phản ứng với nhau ở nhiệt độ từ 150 đến 200 độ C. Sau đó, nhiệt độ được tăng lên 280 độ C để tạo nên sợi Organza.

  • Làm khô chất liệu vải

Sợi Organza sau khi được hình thành thì sẽ đến quá trình làm khô, lạnh để sợi vải cứng lại. Sau đó, máy cắt sợi sẽ giúp sợi mịn hơn và bền hơn trong quá trình sử dụng.

  • Kéo sợi

Ở quy trình kéo sợi, sợi vải được nung nóng ở nhiệt độ 270 độ C. Sau đó, tạo nên dung dịch hơi nhớt và cho vào bồn ép để kéo sợi.

  • Kéo căng sợi Organza

Quá trình kéo căng sợi sẽ giúp sợi mềm và mịn hơn. Qua giai đoạn này, sợi vải sẽ dài gấp nhiều lần so với kích thước ban đầu.

  • Cuộn sợi

Sợi vải Organza sẽ được cuộn thành cuộn lớn để tiếp tục các công đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất.

Tính chất vật lý, đặc điểm của vải tơ sống

  • Vải cực kỳ mỏng nhẹ, gần như không có trọng lượng
  • Vải có độ cứng, đứng form khi may
  • Vải có bề mặt mờ hoặc hơi bóng tùy vào phương pháp dệt
  • Vải có ít thấm nước
  • Vải dễ bị cháy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao

Những ưu điểm khiến vải Organza ngày càng được ưu ái

Ưu điểm

  • Không bị nhăn, không để lại nếp nhăn trên bề mặt sau khi giặt
  • Vải không bị co, dãn dù đã mặc nhiều lần
  • Vải ít bám bẩn, dễ giặt
  • Vải bền bỉ, ít bị hỏng bởi hóa chất tẩy khi giặt
  • Vải mang vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch.

Khuyết điểm

  • Vải organza có giá thành tương đối cao
  • Vải hơi cứng khi mặc. Do đó, không nên mặc trực tiếp mà cần có lớp lót bên trong.
  • May quần áo bằng vải Organza thì cần có lớp lót bên trong hoặc may ở những vị trí như cánh tay, bụng, cổ. Vải gần như trong suốt nên luôn phải mặc kèm với lớp lót bên trong.
  • Vải dễ bị xước, rách trong quá trình cắt may do đó không nên để vải ở gần những vật sắc nhọn.
  • Vải Organza chỉ thích hợp mặc vào mùa hè. Do đặc điểm mỏng nhẹ và thoáng mát nên không thể giúp bạn giữ ấm vào mùa đông

Một vài ứng dụng phổ biến của vải Organza trong cuộc sống

Bởi vì đặc tính mỏng nhẹ, dễ giặt giũ, vải tơ sống được sử dụng nhiều để may rèm cửa. Rèm cửa được làm từ chất liệu này có độ mỏng nhẹ, che bớt ánh sáng chiếu vào phòng nhưng vẫn giúp phòng có ánh sáng dịu nhẹ, đầy sinh khí.

Ngoài ra, do đặc tính thoáng khí, mỏng nhẹ, vải được ứng dụng để may màn chống muỗi và côn trùng. Đặc biệt, vải tơ sống được ứng dụng để may váy, đầm, áo cưới. Những chiếc váy bồng bềnh nhiều tầng nếu được may bằng vải tơ sống sẽ cho ra độ phồng phù hợp, đầy lộng lẫy và thời trang.

Làm thế nào để bảo quản vải Organza tốt nhất?

Vải Organza khá dễ bảo quản nhưng bạn cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây để giữ cho vải được bền đẹp lâu nhất.

  • Tránh bảo quản vải ở những nơi ẩm ướt, dễ bị mốc
  • Không sử dụng nhiệt quá cao để ủi vải. Tốt nhất, nhiệt độ ủi không vượt quá 40 độ C
  • Nên giặt vải bằng chất tẩy dịu nhẹ. Chất tẩy mạnh khiến vải mất đi đặc tính mềm, mỏng nhẹ ban đầu, trở nên khô cứng.
  • Tránh để vải xước
  • Không phơi vải dưới ánh nắng gắt liên tục, khiến phải dễ bị khô quắp.
  • Nên giặt bằng tay, giặt nhẹ nhàng không vò xát mạnh khiến vải bị xước

Bạn vừa cùng Aaa jeans điểm qua những thông tin cơ bản về vải Organza. Một trong những loại vải phổ biến trên đường phố nhưng ít ai biết tới.

 

Bình Luận