Vải Spandex thực ra đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta nhưng mấy ai biết rõ về loại vải đặc biệt này. Sợi Spandex có những đặc điểm gì khiến chúng ngày càng phổ biến đến vậy. Trong bài viết hôm nay, Aaa jeans sẽ giúp bạn vén bức màn bí mật về sợi vải này nhé.
Nội dung
1. Cùng tìm hiểu vải Spandex là gì?
2. Nguồn gốc ra đời của vải Spandex như thế nào?
3. Quá trình phát triển của vải
4. Quy trình sản xuất vải Spandex
4.1. Quy trình sản xuất prepolymer
4.2. Sản xuất dung dịch kéo sợi
4.3. Bước quay sợi
4.4. Tạo ra sợi Spandex thành phẩm
4.5. Bước xử lý sợi
4.6. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sợi vải
5. Những đặc tính tạo nên ưu và nhược điểm của sợi Spandex
5.1. Ưu điểm
5.2. Nhược điểm
6. Một số ứng dụng của sợi Spandex
Cùng tìm hiểu vải Spandex là gì?
Vải spandex có nhiều tên gọi khác nhau từ khắp nơi trên thế giới: Elastane, Lycra,… Đặc tính của vải này là vải có độ mềm, dẻo và dai giống như cao su. Vì vậy, quần áo may từ vải này có độ ôm sát vừa khít với cơ thể và không bị giãn sau thời gian sử dụng.
Nguồn gốc ra đời của vải Spandex như thế nào?
Loại vải này có nguồn gốc tại Virginia, Hoa Kỳ từ một phòng thí nghiệm tên là Benger vào năm 1958. Nhà khoa học Joseph Shivers đã tạo ra một chất hóa học có tên gọi là polyether-polyurea. Đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nên vải SPandex
Quá trình phát triển của vải
Kể từ thế chiến thứ hai, nhu cầu sử dụng cao su để chế tạo nên các vũ khí cho chiến tranh cũng tăng cao. Tuy nhiên, giá thành cao su lúc này cũng rất cao nên chúng ta đã tìm ra một chất liệu mới thay thế cao su. Và chất liệu này đã xuất hiện trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Joseph Shivers.
Quy trình sản xuất vải Spandex
Hai hỗn hợp dung dich macro glycol với monomer di-isocyanate được trộn với nhau theo tỉ lệ 1:2. Nhờ vào các phản ứng có điều kiện người ta đã tạo ra prepolymer từ hai thành phần này.
Người ta pha Prepolymer với đi-amin. Sau phản ứng, dung môi được pha loãng ra. Dung môi này làm cho dung dịch kéo sợi loãng hơn. Nhờ đó tiện cho các bước tiếp theo trong quá trình sản xuất sợi Spandex.
Khi tạo ra sợi Spandex, Polyme được bơm qua một tấm kim loại spinneret. Dung môi và khí Nitơ sẽ làm nóng các sợi vừa đi qua. Tại đây, Polyme dưới phản ứng hóa học tạo thành các sợi dạng rắn.
Các sợi rắn sau khi được hình thành sẽ được định hình để tạo nên độ dày sợi mong muốn. Các sợi Spandex thực chất được tạo thành nhiều sợi nhỏ hơn ghép lại với nhau nhờ vào độ kết dính trên bề mặt của chúng.
Trong bước này, hóa chất Magie stearat hoặc Polymer sẽ được sử dụng để xử lý sợi vải. Bước này giúp các sợi không bị dính vào nhau và nhờ đó công đoạn dệt may diễn ra dễ dàng hơn. Sau bước này, các sợi được chuyển qua đồng loạt các con lăn và một ống chỉ.
Các sợi vải thành phẩm được kiểm tra lại một lượt trước khi đóng gói và vận chuyển đến nhà máy dệt hoặc đến tay khách hàng sản xuất vải. Ngoài ra, các loại sợi này có thể được trộn thêm với sợi Poly hoặc sợi bông tùy chỉnh theo nhu cầu và đặc tính sợi vải cần có.
Những đặc tính tạo nên ưu và nhược điểm của sợi Spandex
Ưu điểm
- Độ đàn hồi lý tưởng: bạn sẽ bất ngờ khi sợi Spandex có thể được kéo dài đến 500% so với kích thước ban đầu của sợi vải. Nhờ vào độ co dãn linh hoạt này, vải Spandex được đánh giá cao nhờ tuổi thọ lâu bền và độ co dãn linh hoạt ấy.
- Vải có độ bền rất cao: Quần áo được làm từ sợi Spandex có thể được giặt, ủi dưới nhiều chế độ khác nhau mà không lo bị nhão, giãn hay bị nhàu. So với những loại vải khác trên thị trường thì vải làm từ sợi Spandex lâu bị phai màu và hư hại sau khi sử dụng một thời gian.
- Sợi Spandex không bị tích điện: một nỗi phiền toái với nhiều người khi chọn vải vào mùa đông là vải dễ bị nhiễm điện. Đối với sợi Spandex thì bạn không cần lo điều này khi chúng không bị tích điện và hít vào người gây khó chịu
- Khả năng chống mài mòn tốt: bề mặt vải Spandex chịu đựng mài mòn tốt, chúng không dễ bị xước khi bị ma sát mạnh, lâu dài.
Nhược điểm
- Khả năng chịu nhiệt kém: dưới tác động của nhiệt cao, quần áo và vải làm từ sợi Spandex sẽ dễ bị biến dạng nên bạn phải cẩn thật khi sử dụng. Tránh để chúng tiếp xúc với đồ vật, thời tiết có mức nhiệt cao
- Khả năng thấm hút kém: quần áo làm từ vải Spandex có khả năng thấm hút rất kém.
- Vải không thân thiện với môi trường: thời trang đi cùng với bảo vệ môi trường đang là xu hướng hiện nay tuy nhiên sợi Spandex lại không thân thiện với môi trường khi chúng khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường về lâu dài.
Một số ứng dụng của sợi Spandex
Nhờ vào độ dẻo dai và đàn hồi linh hoạt, sợi Spandex chủ yếu được ứng dụng để sản xuất quần áo thể thao như mũ bơi, đồ bơi thể thao, áo cho vận động viên xe đạp, đồ lót co dãn,…
Ngoài ra, sợi Spandex còn dùng để làm một số phụ kiện như đai áo lót, thắt lưng hay bọc gối, găng tay,…
Aaa jeans vừa cùng bạn khám phá về vải Spandex và những đặc điểm xoay quanh chúng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về thời trang nhé.