Polyurethane được biết là hợp chất rất nhẹ và chịu lực tốt. polyurethane hay PU sử dụng rất phổ biến nhất là trong ngành thời trang. Chất liệu này mang rất nhiều ưu điểm giúp cho người mặc thoải mái dễ chịu. Hãy cùng AAA Jeans tìm hiểu polyurethane là gì và có những ưu điểm gì nhé.

Nội dung

Thông tin về chất liệu Polyurethane
Polyurethane là gì?
Công thức hoá học của polyurethane
Phân loại Polyurethane
Đặc điểm của vải polyurethane
Ưu điểm
Nhược điểm
Ứng dụng của vải polyurethane
May áo da
May quần da
May váy da
May phụ kiện
Điều cần biết  khi sử dụng vải polyurethane
Vệ sinh vải Polyurethane
Cách bảo quản vải polyurethane
Lời kết

Thông tin về chất liệu Polyurethane

Polyurethane là gì?

Polyurethane hay PU là loại vật liệu được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là thời trang. Cơ bản chất liệu này là một loại nhựa có khả năng miễn nhiễm với các chất hữu cơ và vô cơ. Bên cạnh đấy polyurethane có độ bền rất cao và có thể phát huy tối đa tác dụng khi kết hợp với những chất liệu khác. Chất liệu polyurethane được tạo thành từ nhiều hợp chất khác như: chất tạo bọt, isocyanate, polyol, chất xúc tác,…

Polyurethane là gì?
Polyurethane là gì?

Công thức hoá học của polyurethane

Hợp chất có cấu trúc phân tử được hình thành từ 2 giai đoạn. Đoạn cứng được cấu tạo từ thành phần chính là Diisocyanate, còn đoạn mềm sẽ được cấu tạo từ polyol. Các đoạn cứng sẽ được liên kết với nhau bằng liên kết hidro để tạo thành pha cứng. Chất Polyurethane có mạch chính không bị phân nhánh nên có độ đàn hồi rất cao. Các liên kết chặt chẽ và không trượt lên nhau.

Phân loại Polyurethane

Polyurethane thành được phân ra thành 4 phân loại chính:

  • Polycarbonate (PC): là loại nhựa có thể chịu được các tác động từ môi trường. Độ bền cao và có thể chống chọi được với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm nên thường được sử dụng để sản xuất các vận dụng, thiết bị ngoài trời.
  • Polyester: Đây là chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong ngành thời trang, may mặc. Thông thường chất liệu này được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm chống ẩm, chống thấm.
  • Thermoplastic polyurethanes (TPU): Hợp chất này có khả năng chịu được nhiệt và có độ đàn hồi rất tốt. Thông thường nó được ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc. Đây là chất liệu chính để sản xuất các chất liệu bảo vệ tường nhà và mái nhà.
Phân loại Polyurethane
Phân loại Polyurethane

Đặc điểm của vải polyurethane

Ưu điểm

Chịu được bào mòn tốt: Đây là hợp chất được sử dụng để tạo thành vỏ của các loại vật liệu khác nên PU có khả năng giúp các vật liệu chống chịu được các tác động bào mòn từ môi trường. Chính nhờ đặc tính này mà các vật liệu được PU bảo vệ có tuổi thọ rất cao.

  • Chống bám dầu mỡ: PU giúp các vật liệu chống thấm có thể chống lại các chất dầu, mỡ, chất nhờn,..
  • Chống chịu được áp lực: PU thường được ứng dụng làm lốp xe cao su vì có khả năng chống chịu lực rất tốt. Ngoài ra nó còn được ứng dụng để sản xuất các loại tấm chống sốc.
  • Bền, khó rách: Để xé rách PU cần có 1 lực 500lbs/inch đến 100  ibs/inch. Chất liệu này bền và khó xé rách hơn so với những loại cao su thông thường.
  • Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt của loại vải làm từ chất liệu PU có tính thẩm mỹ cao. Các loại trang phục mang đến phong cách mới lạ và giúp người mặc nổi bật, cá tính.
Ưu điểm
Ưu điểm

Nhược điểm

  • Ít thoáng khí: Chất liệu này không có nhiều lỗ thoáng khí nên thường bị bí bách và nóng khi mặc. Chính vì vậy mà những trang phục làm từ vải PU sẽ không được sử dụng trong mùa hè.
  • Không co giãn: Chất liệu polyurethane rất bền và không co giãn theo thời gian. Chính vì vậy những trang phục từ loại vải này không tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc.
Đặc điểm của vải polyurethane
Đặc điểm của vải polyurethane

Ứng dụng của vải polyurethane

May áo da

Chất liệu polyurethane được sử dụng để may các loại áo sơ mi và áo khoác,…Diện mạo bên ngoài của PU không khác mấy so với chất liệu da thật. Những chiếc áo khoác từ PU sẽ tạo phong cách cá tính và cực chất cho người mặc.

May quần da

Những chiếc quần dài, quần lửng được làm từ chất liệu PU thường được may với kiểu dáng ôm sát cơ thể. Loại trang phục này sẽ giúp người mặc phô được những đường nét trên cơ thể nên rất hợp với những bạn có tỷ lệ cơ thể tiêu chuẩn.

May váy da

Váy da của là 1 trang phục thường được may từ PU. Có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng dáng người mặc. Bạn có thể kết hợp những chiếc váy giả da này với áo len để tạo nên một outfit cho mùa đông.

May phụ kiện

Bên cạnh các loại trang phục thì phụ kiện bằng chất liệu PU cũng rất được ưa chuộng. Những phụ kiện từ chất liệu này thường thấy là: đề giày, giày da, túi xách, thắt lưng,…

Ứng dụng của vải polyurethane
Ứng dụng của vải polyurethane

Điều cần biết  khi sử dụng vải polyurethane

Để chất liệu có thể bền đẹp sau thời gian sử dụng bạn cần chú ý những điều sau đây:

Vệ sinh vải Polyurethane

Khi vệ sinh chất liệu PU không nên sấy vì nhiệt độ có thể làm nóng chảy. Để chất liệu được bền đẹp bạn có thể vệ sinh bằng những cách sau đây:

  • Dùng vải: Vải thấm nước và lau nhẹ nhàng để loại bỏ các vết bẩn mà không gây ảnh hưởng đến vật liệu. Sau khi lau bằng bột giặt hãy dùng nước để lau lại thật sạch.
  • Giặt bằng tay: Hoà bột giặt với nước và lau sạch với bột giặt và lau lại bằng nước. Không nên dùng những loại bàn chải để chà mạnh vì có thể ảnh hưởng đến chất liệu.
  • Giặt máy: Bạn có thể giặt máy nhưng cần cần thận làm theo hướng dẫn. Không nên dùng các chất tẩy mạnh hay bột giặt có thể gây bào mòn bề mặt vật liệu. Sau khi giặt xong đem phơi ở những chỗ thoáng mát để tránh mùi ẩm mốc.

Cách bảo quản vải polyurethane

Để bảo quản các loại trang phục, vật liệu làm từ polyurethane bạn cần:

  • Tránh để polyurethane tiếp xúc với vật sắc nhọn.
  • Không để trang phục phơi nắng gắt quá lâu.
  • Không để trong không khí ẩm mốc.
  • Vệ sinh thường xuyên.
Điều cần biết  khi sử dụng vải polyurethane
Điều cần biết  khi sử dụng vải polyurethane

Lời kết

Trên đây là những   điều bạn cần biết về chất liệu polyurethane trong ngành thời trang. Đây là loại chất liệu bạn nên thử để tạo phong cách chất ngầu, cá tính. Tìm hiểu và thử ngay để chất liệu thú vị này nhé.