Polyester là gì? Polyester là chất liệu khá quen thuộc trong ngành thời trang. Đây là chất liệu mang đến rất nhiều ưu điểm cho trang phục. Hãy cùng AAA Jeans tìm hiểu Polyester là gì và những ưu nhược điểm của nó nhé.

Nội dung

Polyester là gì
Quá trình sản xuất vải Polyester
Sử dụng phản ứng trùng hợp
Sấy khô và làm mát
Nấu chảy
Kéo sợi
Cuốn sợi Polyester
Ưu điểm của chất liệu Polyester
Độ bền chắc
Khả năng chống thấm nước
Tạo phong cách nổi bật và ấn tượng
Giặt ủi dễ dàng
Nhược điểm của chất liệu Polyester
Ứng dụng của vải Polyester
Lời kết

Polyester là gì

Chất liệu vải Polyester là loại vải được tổng hợp từ các thành phần có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ, không khí có tên là ethylene. Quá trình hoá học trùng hợp sẽ tạo 4 sợi cơ bản là sợi thô, sợi xơ, fiberfill và sợi filament để tạo thành sợi Polyester. Thông thường loại vải Polyester sẽ được dùng để tạo ra các trang phục quần áo thể thao, đồ lót, chân ga gối đệm,…

Polyester là gì
Polyester là gì

Quá trình sản xuất vải Polyester

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tạo nên Polyester tuỳ thuộc vào các chất liệu sợi mong muốn của nhà sản xuất. Các loại sợi thường được sử dụng bao gồm sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Nhìn chung quy trình sản xuất vải Polyester sẽ bao gồm các bước như sau:

Sử dụng phản ứng trùng hợp

Polyester là gì? Trong quá trình sản xuất người ta sẽ trộn dimethyl terephthalate cùng với ethylene glycol. Trong phản ứng sẽ được cho thêm chất xúc tác. Phương trình được đun nóng với nhiệt độ là 50 – 210 độ và hợp chất monomer sẽ được tạo ra.

Hợp chất monomer được tạo ra sẽ phản ứng cùng với Axit Terephtalic trên nhiệt độ là 280 độ. Chất Polyester đã được hình thành và đưa qua khe tạo thành vải Polyester.

Quá trình sản xuất vải Polyester
Quá trình sản xuất vải Polyester

Sấy khô và làm mát

Dải Polyester sau khi thu được qua quá trình phản ứng sẽ được làm mát, sấy khô để chất liệu trở nên giòn hơn. Thành phẩm sau đó sẽ được cắt thành mảnh nhỏ. Chất liệu sẽ được sấy khô thêm lần nữa để tạo ra thành phẩm chất lượng nhất.

Nấu chảy

Các mảnh sợi Polyester sẽ được nấu chảy trên nền nhiệt độ 260 đến 270 độ C. Việc này sẽ giúp tạo ra một hỗn hợp dung dịch đặc sệt  nhằm tạo thành một hỗn hợp dung dịch đặc sệt. Dung dịch đặc sệt sẽ được phun vào ổ phun sợi sau đó đùn ép qua các lỗ nhỏ với những hình dạng khác nhau. Hình dạng phổ biến nhất là hình tròn.

Mật độ của ổ phun sẽ quyết định kích thước sợi, những sợi nhỏ sẽ xoắn lại tạo thành các sợi đơn. Trong quá trình đùn sợi, các chất hoá học khác sẽ được thêm vào để khắc phục những khuyết điểm của sợi Polyester.

Nấu chảy polyester
Nấu chảy polyester

Kéo sợi

Sợi Polyester vừa được tạo thành sẽ rất mềm nên cần được kéo dãn mảnh với chiều dài gấp trăm lần với chiều dài lúc đầu. Sợi Polyester được kéo giãn sẽ có độ dày và đường kính nhỏ hơn. Công đoạn này sẽ quyết định độ cứng của sợi Polyester.

Cuốn sợi Polyester

Polyester sẽ được cuộn vào trong ống lớn để chuẩn bị cho bước dệt vải. Sợi vải Polyester được tạo ra trong những công đoạn trước sẽ được dệt thành tấm vải. Ngoài ra những cuộn vải thành phẩm sẽ được tiêu thị như nguyên phụ liệu trên thị trường.

Cuốn sợi Polyester
Cuốn sợi Polyester

Ưu điểm của chất liệu Polyester

Độ bền chắc

Polyester là chất liệu có độ co giãn và chống rút rất tốt. Sợi Polyester sẽ được cuộn vào với nhau để tạo ra cấu trúc chắc chắn khó để phá vỡ. Những loại vải khác như cotton, chiffon,…sẽ có tình trạng bị rút, nhão sau quá trình sử dụng. Trong khi đó vải Polyester vẫn giữ được vẻ đẹp như ban đầu.

Độ bền chắc
Độ bền chắc

Khả năng chống thấm nước

Với khả năng chống thấm nước ưu việt, Polyester thường được sử dụng làm các vật liệu như áo khoác, lều bạt,…Đặc điểm chung của các sản phẩm này là khả năng chống hút ẩm và không pha màu theo thời gian.

Tạo phong cách nổi bật và ấn tượng

Polyester được dùng để sản xuất trong ngành thời trang và may mặc. Công đoạn nhuộm rất quan trọng để tạo nên tính thẩm mĩ của sản phẩm. Loại vải Polyester có thể nhuộm dễ dàng và tạo ra các màu sắc khác nhau. Không chỉ nhuộm màu đơn giản mà màu nhuộm cũng được giữ lâu và khó phai màu.

Tạo phong cách nổi bật và ấn tượng
Tạo phong cách nổi bật và ấn tượng

Giặt ủi dễ dàng

Polyester rất bền và có khả năng chịu được hóa chất nên sẽ không quá khó khi làm sạch. Bạn có thể giặt và sấy mà không sợ hư hỏng chất liệu. Loại vải này còn chịu được chế độ giặt mạnh và chịu lực rất tốt. Điểm đặc biệt của Polyester là khô rất nhanh nên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Nhược điểm của chất liệu Polyester

Bên cạnh những ưu điểm thì loại vải Polyester cũng có những nhược điểm như:

  • Cảm giác bí và nóng bức
  • Chất vải Polyester khá dày nên sẽ không có khả năng thấm hút và tạo cảm giác nóng bức nên không phù hợp cho mùa hè. Để khắc phục nhược điểm này thì thường sẽ kết hợp Polyester chung với các chất liệu khác như cotton. Việc này sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người mặc.
  • Không thân thiện với môi trường

Chất liệu Polyester được tổng hợp thông qua các phản ứng từ các chất hoá học nên thường sẽ không có khả năng phân huỷ và quá trình sản xuất cũng gây ra nhiều loại khí độc hại ảnh hưởng đến môi trường.

Nhược điểm của chất liệu Polyester
Nhược điểm của chất liệu Polyester

Ứng dụng của vải Polyester

Vải Polyester được ứng dụng để sản xuất rất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống như quần áo, lều bạt chống thấm nước. Chất vải thun Polyester được sản xuất rộng rãi để làm quần áo, vải bọc nội thất, chăn ga gối đệm,…Và thông thường trong quá trình sản xuất Polyester sẽ được trộn chung với nhiều loại nguyên liệu khác.

Ứng dụng của vải Polyester
Ứng dụng của vải Polyester

Lời kết

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc Polyester là gì. Đây là loại chất liệu có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong thời trang. Bạn sẽ có thể thấy những ưu điểm của nó khi sử dụng các sản phẩm từ loại chất liệu này nhé.