Là một trong những chất liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, chắc hẳn phải gọi tên chất vải mango. Vậy loại vải này như thế nào đã khiến giới mộ điệu ưa chuộng đến thế? Hãy cùng Aaa Jeans tìm hiểu với những thông tin hữu ích dưới đây.
Nội dung
1. Khái niệm và phân loại vải mango
1.1. Chất vải mango là chất gì?
1.2. Phân loại vải
Vải mango Hàn Quốc
Vải mango Nhật
Vải mango trơn lụa
Vải mango cát
2. Đặc điểm của chất vải mango
2.1. Ưu điểm
2.2. Nhược điểm
Độ co giãn kém
Chịu nhiệt kém
Không có tính giữ nhiệt
3. Ứng dụng của vải mango
3.1. Ứng dụng may mặc
3.2. Trang trí nội thất
4. Bảo quản đồ bằng chất vải mango như thế nào?
Không phơi đồ nơi nhiệt độ cao
Không sử dụng bàn ủi
1. Khái niệm và phân loại vải mango
Trước hết, hãy hiểu về bản chất và phân loại chất liệu có cái tên thật đáng yêu này.
1.1. Chất vải mango là chất gì?
Vải mango là loại vải mềm đẹp, có độ co giãn tương đối nhẹ nhàng. Thành phần trong vải gồm hơn 90% Poly và gần 10% Spandex. Sờ tay sẽ thấy chất vải tương đối dày nhưng thực tế vải rất thoáng mát cũng như thấm hút mồ hôi nhanh. Do đó, trong quá trình may trang phục ta sẽ không cần thêm bất kỳ lớp lót nào. Chất liệu này giúp quần áo được may chuẩn form dáng, tôn lên những đường cong cơ thể người mặc.
1.2. Phân loại vải
Hiện nay, trong làng thời trang, mango được chia làm 4 loại vải phổ biến như sau:
Vải mango Hàn Quốc
Phân loại này hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Chất vải mát mẻ, nhẹ, mềm mại, giữ form rất tốt là ưu điểm của chất liệu. Với loại vải này khi dùng may quần áo, thành phẩm đều tôn lên từng nét đẹp, góc cạnh của người mặc.
Vải mango Nhật
Mặc dù không được sử dụng phổ biến bằng vải mango Hàn, nhưng mango Nhật cũng rất mềm mượt không kém gì vải nhung. Thêm nữa, nó có độ trơn bóng nhất định, khả năng thấm hút mồ hôi cùng vô cùng tốt. Người mặc sẽ cảm nhận rõ sự thoáng mát, dễ chịu.
Vải mango trơn lụa
Khi mặc trang phục vải này, bạn sẽ thấy ngay cảm giác mềm mại, dễ chịu và thoải mái. So với những phân loại vải trên, mango trơn lụa không bị xù lông khi sử dụng thời gian dài. Kể cả giặt máy hay giặt tay thì loại vải này cũng dễ dàng đáp ứng, không sợ bị nhăn hay giãn.
Vải mango cát
Ngoài ưu điểm trơn bóng, mượt mà và mặc thoải mái, chất vải này còn có độ thấm hút tốt, độ bền cao, khả năng giữ form dáng cũng đẹp.
2. Đặc điểm của chất vải mango
Đương nhiên với những đặc tính riêng biệt của mình, chất liệu mango cũng vẫn có những ưu nhược điểm nhất định.
2.1. Ưu điểm
Mango mang lại sự tươi trẻ, thoáng mát, không gò bó. Nó gúp chị em cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi di chuyển. Bên cạnh đó, chất liệu này còn làm chị em say đắm bởi sự mềm mịn, mướt tay đến khó tin.
Không chỉ vậy, vải mango còn nổi danh bởi độ bền cao, không xù lông trong quá trình sử dụng cùng khả năng giữ màu trường tồn theo thời gian. Chính vì vậy, loại vải này đã và đang rất được đông đảo người dùng ưa chuộng. Vải mango cũng không kén người mặc và thích hợp với mọi độ tuổi. Đa dạng màu sắc giúp nhà thiết kế thoải mái lên những mẫu trang phục theo ý thích.
Một điểm đáng khen của vải mango là có khả năng hạn chế nếp gấp, nếp nhăn rất tốt. Ngay cả sau khi giặt, chúng vẫn có thể giữ được nếp ban đầu đầy tính thẩm mỹ. Nhờ vậy, nàng có thể tiết kiệm được thời gian là ủi đồ cũng như hạn chế tiếp xúc với bàn ủi. Độ bền của vải được duy trì theo thời gian.
Mango đã và đang đốn tim bao cô nàng bởi sự mềm mại, nâng niu làn da tối đa. Nhờ vậy mà vải có tính ứng dụng rất cao. Đồng thời chất liệu này được dệt từ các sợi như: Polyester, Spandex có tính năng thấm hút tốt, dễ thoát hơi nước. Khi phơi nắng trang phục cũng cực kỳ nhanh khô, tiết kiệm thời gian giặt, bền đẹp theo năm tháng.
2.2. Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng chất vải mango không thể nào tránh khỏi một số vấn đề chưa hoàn hảo. Điển hình là những nhược điểm dưới đây.
Độ co giãn kém
Loại vải này tính chất tương đối thô, khó thay đổi kích thước. Do đó khi chọn mango để may trang phục, bạn cần cẩn trọng trong việc chọn size quần áo phù hợp với cơ thể.
Chịu nhiệt kém
Ngoài co giãn kém, vải mango cũng không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, khi cần giặt ủi bạn cần chú ý không nên giặt với nước nóng.
Không có tính giữ nhiệt
Đặc tính của chất liệu này là mỏng nhẹ, thoáng khí, nên rất thích hợp để diện vào những ngày hè nóng nực, oi bức. Hay ứng dụng vào những bộ trang phục mát mẻ trong những ngày trời thu cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên nó lại không có tính chất giữ nhiệt nên không thể giữ ấm cho cơ thể vào những ngày đông lạnh giá.
3. Ứng dụng của vải mango
Loại vải này không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc, mà còn rất phổ biến trong sản xuất đồ trang trí nội thất, nhà cửa.
3.1. Ứng dụng may mặc
Vải mango được phái nữ ưa chuộng trong các trang phục công sở. Những mẫu này có giá cả phải chăng nhưng luôn mang lại hiệu quả cao, lên chuẩn form dáng, tạo nét riêng biệt mà ít chất liệu nào có được. Vải có thể được dùng để may áo sơ mi công sở, chân váy hoặc váy liền.
Ngoài ra vải mango Hàn hay Nhật còn được sử dụng may váy đầm. Loại vải này có độ mềm mại mướt tay lại có bề mặt bắt mắt, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng cho người mặc. Có thể kể tới một số sản phẩm như: Đầm dạ tiệc, váy dạo phố, váy mặc nhà.
3.2. Trang trí nội thất
Chất vải mango rất phù hợp để may rèm cửa. Một tấm rèm chất liệu mango in hoạ sẽ tạo cho không gian nhà bạn nổi bật hơn hẳn, sáng sủa và rộng hơn rất nhiều.
Vải mango được dùng may đa dạng các loại khăn trải bàn dùng nhiều mục đích. Bạn có thể ứng dụng khăn trải bàn phòng khách, phòng ăn hay dùng để che chắn chống bụi cho đồ đạc như: đàn piano, tủ lạnh, máy giặt…
4. Bảo quản đồ bằng chất vải mango như thế nào?
Một số tips giúp các bà nội trợ bảo quản đồ đạc từ chất liệu mango được hoàn hảo hơn.
Không phơi đồ nơi nhiệt độ cao
Vải mango sẽ không bền khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì vậy bạn không nên để vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay những nơi có nhiệt độ cao, đặc biệt vào thời gian giữa trưa.
Sử dụng nước giặt nhiệt độ thấp
Lưu ý không sử dụng nước nóng để giặt. Chất vải rất dễ bị co lại và mất đi phom dáng vốn có.
Không sử dụng bàn ủi
Nhiệt độ từ bàn ủi không tốt cho vải mango mà còn khiến cho vải nhanh bị hỏng. Cách tốt nhất sau khi giặt xong là bạn nên giũ thật mạnh trang phục rồi phơi lên để tránh bị nhăn.
5. Giá bán vải mango
Tuy chất vải mango có nhiều ưu thế nổi trội và hiện đã trở thành xu hướng thời trang được ưa chuộng nhưng chi phí lại không hề cao. Ngược lại chất liệu này có mức giá khá hợp lý. Giá vải dao động từ 45.000 đồng đến 90.000 đồng/m2. Bạn dễ dàng tìm thấy chúng tại chợ vải hay các cửa hàng bán vải,… Hãy lựa chọn địa chỉ bán uy tín với giá thành phải chăng bạn nhé!
Với những chia sẻ trên, Aaa Jeans hy vọng nàng đã có thêm những thông tin bổ ích nhất về loại vải mango thân thuộc này. Chúc bạn luôn tỏa sáng và tự tin trong những bộ trang phục ưng ý.